Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2022

07 nhóm kỹ năng để thành công khi làm việc tại Agency

Hình ảnh
Làm Agency, luôn thay đổi và sát cánh cùng nhiều thương hiệu khác nhau. Bạn chịu áp lực phải trở thành người dẫn dắt, thành chuyên gia, phải giỏi hơn Client của mình trong chính khâu mà bạn phụ trách. Mỗi ngày lại là một trận chiến mới. Hãy để những lão tướng trong nghề “nối thêm ngọn giáo” bằng nhóm 7 năng lực chủ đạo, kiến tạo nên những chiến dịch thành công trong bài viết sau đây. 1. Apply for an Agency Đầu tiên là phải vượt qua vòng gửi xe cái đã! Bạn có biết những điều căn bản nhất nếu muốn gia nhập một Agency chưa? Để hồ sơ của bạn vượt qua hàng trăm ứng viên khác cũng đang khát khao bước vào ngành Sáng tạo rất hot hiện nay, bạn cần: Hiểu nhu cầu tuyển dụng và tâm lý của các Creative Director (CD) Loại bỏ các ngộ nhận và các lỗi “chuối cả nải” trong CV Làm một portfolio xinh đẹp ngay cả khi chưa có gì trong tay Bắt thóp các kiểu test trên trời dưới đất của các lão CD Apply for an Agency 2. Briefing & Pitching Briefing cũng giống như yêu cầu dành cho đầu bếp: món...

5 Modules chính của Brand Marketing

Hình ảnh
Xây dựng thương hiệu không chỉ là tuyên ngôn định vị hay logo đẹp, slogan hay. Theo đó, Brand Marketing có thể được chia làm 5 hoạt động chủ yếu sau đây: 1. Target Consumers Understanding Bạn không thể thoả mãn nhu cầu của tất cả mọi người. Nhận diện đúng và thấu hiểu chân dung người dùng mục tiêu là bước bắt buộc phải làm đúng từ đầu của bất kỳ thương hiệu nào, để có cơ may được lựa chọn cao hơn, qua đó tạo ra giá trị cho đúng đối tượng (thoả mãn đúng nhu cầu, tăng hài lòng và yêu thích), từ đó tăng doanh số và giảm chi phí tiếp cận. Target Consumers Understanding Để làm tốt hoạt động này, bạn cần nắm vững những kiến thức như: Thấu hiểu Người tiêu dùng Mục tiêu : Không chỉ là nhân khẩu học, thái độ hay hành vi, mà còn là lối sống, thói quen sử dụng ngành hàng, thói quen tiếp cận truyền thông, động cơ và rào cản của sự lựa chọn. Phân khúc Thị trường : Đào sâu nghiên cứu nhu cầu và lựa chọn nhóm người dùng mục tiêu có giá trị nhất đối với thương hiệu. Kết quả của một p...

Mách bạn 07 bước viết Slogan và Tagline đúng chuẩn

Hình ảnh
Dù công việc sáng tạo mang tính chất không giới hạn, nhưng để viết tagline hay campaign line một cách chuyên nghiệp, bạn cũng cần tuân thủ theo quy trình 7 bước trong bài viết này. 1. Siết đề Đề bài viết tagline thường khá dài (brief 3-4 trang giấy). Tuy nhiên hãy tỉnh táo và “siết đề” ngay từ đầu bằng những câu hỏi: “Tóm lại câu tagline muốn nói cái gì? Chiến lược ra sao? Brand muốn chinh phục consumer ở những điểm nào?. Và quan trọng hơn nữa: “Cái nào chính, cái nào phụ?”. Có thể brand muốn nói rất nhiều thứ. Nhưng là người viết, hãy xác định ngay từ đầu 1 và chỉ 1 ý chính brand muốn truyền tải. Tránh lạc đề. 2. Lên direction Direction ở đây có nghĩa là có bao nhiêu hướng khác nhau để viết ra một thông điệp. Như vậy, từ 1 thông điệp trên, hãy phác thảo ra nhiều direction. Cố gắng suy nghĩ ở tầng ý tứ, đừng đi sâu vào câu chữ ở bước này. Lưu ý: những direction nào tương đối giống nhau có thể gom lại làm một. Tránh gây nhiễu loạn suy nghĩ của người duyệt và cả chính bạn khi viết. ...

5 loại Brand đặc trưng trong Portfolio

Hình ảnh
Bạn đã bao giờ thắc mắc: Một công ty như Masan lại có những 5, 6 loại nước mắm khác nhau. Trong mỗi chủng loại sản phẩm lại có nhiều mẫu mã và bao bì. Sao họ phải sinh ra làm gì nhiều để rồi quản lý cho mệt? Việc quyết định có những loại sản phẩm gì trong danh mục thường để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng hoặc đảm bảo tính cạnh tranh của thương hiệu so với đối thủ. Là Brand Manager, bạn phải hiểu tường tận vai trò của từng loại sản phẩm trong Portfolio. Thường được chia làm 5 loại chính: 1. Cash-cow Brand Như một người nông dân nuôi bò sữa, vốn đầu tư duy nhất là tiền mua từ nhỏ, sau đó nuôi lớn thì chỉ cần cho ăn mỗi ngày và lấy sữa. Một cash-cow brand cũng vậy, đây là định nghĩa cho một thương hiệu đã có sức khỏe tốt, vững mạnh trên thị trường mang lại nguồn doanh thu bền vững mà không cần phải tốn chi phí đầu tư quá nhiều. Một vài ví dụ như sữa Milo của Nestle, bột giặt Omo của Unilever, dầu ăn Neptune,…. Cash-cow Brand 2. Flanker Brand Flanker là tấm khiên bảo vệ...

5 đặc điểm để doanh nghiệp triển khai Business Analytics (BA) thành công

Hình ảnh
Dữ liệu không phải là thứ gì mới, nó đã tồn tại hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm nay. Bản thân dữ liệu sẽ là một cái gì đó rất vô ích nếu như doanh nghiệp chỉ đơn giản là thu thập dữ liệu đó nhưng không phân tích nó, hoặc phân tích không tới nơi tới chốn. Nó giống như các mỏ dầu vốn đã tồn tại hàng triệu năm dưới lòng đất, chẳng có giá trị gì cho con người. Chúng chỉ mang lại lợi ích khi được con người khai thác và sử dụng một cách hợp lý để phục vụ cho cuộc sống. Trong doanh nghiệp, vai trò của đội ngũ làm Business Analytics được ví như một dàn khoan dầu, khai thác và xử lý dữ liệu thô. Cho nên, để triển khai thành công BA thì hệ thống nhân lực không thể thiếu 5 yếu tố sau đây: 1. Tư duy và văn hoá Data-driven Data-driven tức là mọi quyết sách & hành động của công ty cần dựa trên thông tin/insight rút ra được từ phân tích dữ liệu (data). Data-driven mindset & culture là trọng điểm nên xây dựng đầu tiên khi muốn phát triển hệ thống Business Analytics (BA). Công ty có mi...

5 bước nghiên cứu và tìm kiếm từ khóa SEO hiệu quả

Hình ảnh
Từ khóa SEO thích hợp sẽ giúp bài viết dễ dàng được tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm. Theo đó, để có được bộ từ khóa hiệu quả, đầu tiên, bạn cần nắm vững quy trình nghiên cứu và xây dựng chiến lược làm SEO. 1. Xác định mục tiêu của chiến dịch SEO Đầu tiên, bạn phải xác định được 2 mục tiêu chính bao gồm: Mục tiêu kinh doanh và mục tiêu Marketing. Mục tiêu kinh doanh Mục tiêu này sẽ được xác định bằng việc trả lời những câu hỏi như: Tôi muốn thực hiện chiến dịch SEO để đạt được điều gì? Ví dụ, một doanh nghiệp chuẩn bị ra mắt sản phẩm mới sẽ thực hiện chiến dịch SEO để làm gì? Lúc này, mục đích của họ là nâng cao thứ hạng các bài viết liên quan đến sản phẩm trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Từ đó, khách hàng sẽ truy cập vào website chứa thông tin sản phẩm và tăng khả năng mua hàng.   Xác định mục tiêu của chiến dịch SEO Mục tiêu Marketing Để xác định mục tiêu này, bạn cần trả lời các câu hỏi sau: Tôi muốn từ khóa này đạt được thứ hạng nào trên trang kết quả củ...

Tác vụ thủ công là gì? Cách kiểm tra tác vụ thủ công của website

Hình ảnh
Tác vụ thủ công là vấn đề gây không ít rắc rối cho các nhà SEOer, đặc biệt chúng sẽ “khó nuốt” hơn rất nhiều nếu bạn không có đủ kinh nghiệm và kiến thức để giải quyết. Bài viết này mình sẽ chia sẻ đến các bạn tác vụ thủ công (manual actions) là gì? Các thông báo tác vụ thủ công trong Search Console . Nguyên nhân website của bạn bị tác vụ thủ công và những cách giúp bạn khắc phục tình trạng này nhé! Tác vụ thủ công là gì? Tác vụ thủ công là hình phạt của google đưa ra cho trang web không tuân thủ các nguyên tắc về chất lượng quản trị web của google. Các trang web bị tác vụ thủ công có thể bị hạ top, thậm chí bị xóa vĩnh viễn khỏi kết quả tìm kiếm của google… Tác vụ thủ công là hình phạt của google đưa ra cho trang web không tuân thủ các nguyên tắc về chất lượng quản trị web của google Các thuật toán của Google đưa ra để phát hiện các hành động spam và tự động loại trừ chúng. Thế nhưng, trong một số trường hợp, nhân viên từ đội ngũ chống spam của Google sẽ tự kiểm tra và gắn cờ ...

Chỉ số UR và DR là gì? Có thể cải thiện chỉ số UR và DR hay không?

Hình ảnh
UR và DR là hai chỉ số được các công cụ phân tích, đánh giá website sử dụng để đo lường chất lượng các backlink cũng như độ uy tín của website. Để hiểu rõ hơn về hai chỉ số này cũng như tác dụng của nó, hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về hai chỉ số này nhé. Chỉ số UR là gì? Chỉ số UR hay còn gọi là URL Rating, là chỉ số dùng để đo lường sức mạnh cũng như là độ uy tín của một url dựa trên backlink mà nó đang sở hữu. Đây được coi là chỉ số “sức mạnh” backlink của một website nào đó và khả năng xếp hạng trên Google. Như vậy, Backlink là yếu tố tác động mạnh đến chỉ số UR. Khi chỉ số UR càng cao đồng nghĩa với việc có nhiều backlink chất lượng trỏ về website của bạn, từ đó cơ hội url lên top tìm kiếm càng cao. Chỉ số UR hay còn gọi là URL Rating Ahrefs đo lường chỉ số UR của một website trên thang điểm từ 1 – 100. Điểm càng cao thì càng chứng tỏ URL này đang có nhiều backlink chất lượng trỏ về. Có thể thấy, SEO onpage không hề có tác động gì đến chỉ số này mà h...

Có nên mua Backlink không? 4 Kinh nghiệm chọn mua backlink chất lượng bạn cần biết

Hình ảnh
Backlink được đánh giá là phương thức hiệu quả mà các SEOer lựa chọn phục vụ cho chiến lược SEO của mình. Nó mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời và đồng thời là yếu tố tiên quyết giúp nâng cao thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm Google. Thế nhưng dịch vụ này hiện vẫn đang tiềm ẩn nhiều rủi ro khi mọi thứ không kiểm soát đúng quy trình, tuân thủ theo tiêu chuẩn đã đặt ra. Vậy có nên mua backlink không? Kinh nghiệm chọn mua backlink như thế nào là chất lượng? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải trong bài viết sau đây nhé! Có nên mua backlink không? Như đã đề cập phía trên thì backlink đóng vai trò quan trọng, quyết định đến thứ hạng của website ở trên công cụ tìm kiếm Google. Nếu như muốn có thứ hạng tốt thì phải có backlink chất lượng cao. Với những lợi thế nổi bật của hoạt động mua này thì chắc chắn bạn sẽ có được câu trả lời phù hợp cho thắc mắc có nên mua backlink không? Mua backlink chất lượng sẽ giúp cho website phát triển hiệu quả Giúp cho website dễ dàng, nhanh chóng ...

Sitemap là gì? 5 Mẹo giúp tối ưu Sitemap website

Hình ảnh
Sitemap website là một bước vô cùng quan trọng mà bạn cần nắm chắc trước khi tiến hành SEO cho website. Sitemap website giúp hướng dẫn bot Google đến nhanh chóng đến tất cả các nội dung trên website của bạn. Vậy Sitemap website là gì? Mẹo tối ưu Sitemap cho web ra sao? Cùng đọc bài dưới đây để được giải đáp nhé! Sitemap là gì? Sitemap là một tệp liệt kê chứa đựng thông tin các trang và tệp khác trên Website. Sơ đồ này giúp các công cụ tìm kiếm tìm thấy, thu thập dữ liệu và lập chỉ mục (Index) nội dung trang Web của bạn. Về cấu trúc: Có 2 loại Sitemap, đó là XML (dành cho bot công cụ tìm kiếm) và HTML (hiển thị thông tin để người dùng dễ truy cập trên web), cùng một số loại Sitemap khác. Bạn nên sử dụng cả 2 Sitemap này cho Search Engine và người dùng. Sitemap là một tệp liệt kê chứa đựng thông tin các trang và tệp khác trên Website Ngoài ra, Sitemap còn giúp các công cụ tìm kiếm xác định những trang quan trọng trong các bản đồ website của bạn. Từ đó chức năng đưa ra c...