5 cách giúp bạn kiểm tra website hoạt động có hiệu quả không?

Website là một trong những kênh online cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp. Việc vận hành website hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được với số lượng người dùng cực lớn trên mạng internet và tăng khả năng chuyển đổi khách hàng. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể biết được website của mình có đang hoạt động hiệu quả không?  5 cách kiểm tra dưới đây sẽ giúp bạn biết giải quyết được vấn đề của mình.

1. Kiểm tra tốc độ website

Đây là yếu tố đầu tiên mà bạn cần kiểm tra để có thể đánh giá được mức độ hoạt động hiệu quả website của mình. Những trang web có tốc độ tải trang nhanh luôn gây được ấn tượng mạnh mẽ đối với người dùng. Theo thống kê thì 40 – 60% người dùng sẽ rời bỏ website của bạn nếu như tốc độ tải web lâu hơn 3 giây và 60 – 80% trong tổng số những người dùng này sẽ không bao giờ quay lại. Chỉ cần website có tốc độ tải trang chậm hơn chỉ 1 giây cũng có thể khiến nó mất đi 25 – 30% lượng truy cập. Các con số thống kê từ những doanh nghiệp hàng đầu thế giới dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của tốc độ tải trang của website.

  • Nhà bán lẻ Auto Anything đã tăng 12 – 13% doanh số sau khi họ giảm tốc độ tải trang xuống 1 nửa.
  • Chỉ cần cải thiện tốc độ tải trang cụ thể hơn là giảm tốc độ website xuống 1 giây cũng đủ giúp Walmart  – nhà bán lẻ tạp hóa lớn nhất Hoa Kỳ tăng 2% tỷ lệ chuyển đổi.
  • Theo ước tính Amazon – Ông vừa bán lẻ trực tuyến hàng đầu thế giới sẽ mất 1,6 tỷ đô la nếu thời gian tải trang tăng lên 1 giây.

Đến đây thì chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc là làm thế nào để có thể biết được website của mình tải nhanh hay chậm? Và nếu website tải chậm thì làm thế nào có thể khắc phục được vấn đề? Đừng lo lắng chúng tôi ở đây để cùng bạn giải quyết vấn đề của mình.

Có rất nhiều công cụ trực tuyến có thể giúp bạn kiểm tra được tốc độ website. Nhưng ONESE sẽ tóm gọn lại giúp bạn 5 công cụ tốt nhất để kiểm tra website nhanh hay chậm.

1.1. Google Page Speed Insight

Đây là công cụ giúp phân tích một cách toàn diện website của bạn bao gồm cả tốc độ tải trang trên điện thoại di động và trên máy tính. Ngoài việc đưa ra những đánh giá về tốc độ, Goolge Page Speed Insight còn đưa ra những gợi ý để giúp bạn biết cách làm thế nào để có thể giảm được thời gian tải trang cho website của mình. Goolge Page Speed Insight là công cụ do chính Google phát triển nên bạn có thể yên tâm là website của mình sẽ có thứ hạng tốt hơn nếu như làm đúng theo những đề xuất mà công cụ đưa ra.

Google Page Speed Insight

Để truy cập và sử dụng Google Page Speed Insight bạn hãy truy cập vào đường link này. Dán địa chỉ website của bạn vào ô “Nhập URL trang web” sau đó click vào nút phân tích. Cuối cùng bạn chỉ cần đợi cho công cụ quét website và sẽ đưa ra kết quả cũng như những đề xuất chính sửa. Thật sự là dễ dàng chứ không khó như bạn vẫn nghĩ đúng không.

1.2. Think With Google

Đây cũng là một công cụ do Google phát triển. Điểm khác biệt ở công cụ này đó là nó tập trung vào mobile nhiều hơn. Google tạo ra công cụ này để giúp các nhà quản lý có thể biết được website của mình có tốc độ như nào khi sử dụng mạng di động 4G.

Nhấn vào đây để truy cập vào công cụ Think Width Google. Nhập URL, domain mà bạn cần test vào ô sau đó nhấn enter và chờ đợi trong ít phút để công cụ có thể trả về kết quả thời gian tải trang trên 4G và tỷ lệ khách truy cập bỏ trang như hình dưới.

Để biết thêm những thông tin thống kê khác bạn hãy click vào Get your full report như hình bên dưới.

Think With Google

1.3. Dotcom Monitor

Dotcom Monitor giúp bạn phân tích toàn diện các yếu tố liên quan đến tốc độ của website như thời gian tải trang, số lượng yêu cầu (request). Ngoài ra nó còn cho phép bạn kiểm tra tốc độ load trang trên các loại trình duyệt khác nhau như Chrome, Firefox hay Safari… Không chỉ kiểm tra được hiệu suất website mà Dotcom Monitor còn có thể giúp bạn test được server web, kiểm tra xem hosting của bạn có nằm trong black list hay spam không.

1.4. Pingdom tool

Pingdom Tool được đánh giá là một trong những công cụ phân tích tốc độ website chính xác nhất. Công cụ này cho phép người dùng kiểm tra từng địa chỉ của website, phân tích và minh họa tốc độ truy cập tới từng mục, từng đối tượng trong website như hình ảnh, css, javascripts, rss, flash, video, audio…. Một yếu tố nổi bật của Pingdom Tool so với các công cụ khác đó chính là việc nó có khả năng giám sát hiệu quả của các website từ nhiều địa điểm khác nhau trên khắp thế giới.

1.5. Webpage test

Webpage test là công cụ kiểm tra tốc độ tải trang của website tương tự với Dotcom Monitor và Pingdom Tool, nhưng cũng có những tính năng độc đáo hơn và cung cấp được nhiều thông tin hơn để giúp người dùng tối ưu hóa được website của mình.

Một trong những tính năng đặc biết đó chính là việc nó cho phép người sở hữu trang web có thể nhắm mục tiêu theo từng địa lý khác nhau và có thể sử dụng trên các trình duyệt khác nhau.

2. Kiểm tra vị trí các từ khóa của website

Một website được đánh giá là hiệu quả khi nó có thể thu hút được nhiều người dùng truy cập. Số lượng người dung truy cập web có thể đến từ nhiều nguồn như quảng cáo, tìm kiếm tự nhiên thông qua các từ khóa chính về dịch vụ hay sản phẩm của doanh nghiệp, hay cũng có thể đến từ việc bạn chia sẻ link website trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter, Zalo, Youtube…

Hãy hình dùng nếu như doanh nghiệp của bạn đang phải thuê nhân viên hoặc một đơn vị agency bên ngoài để giúp mình phát triển website để đưa thương hiệu doanh nghiệp đến gần với người dùng hơn. Lúc đó thứ hạng của từ khóa chính là thước đo giúp bạn đánh giá độ hiệu quả của những công việc mà người nhân viên hay đơn vị agency đang làm. Nhưng phải làm thế nào mới có thể tự mình kiểm tra được thứ hạng từ khóa? Câu trả lời đó là bạn hãy sử dụng Google Console và Ahref.

Nếu bạn chưa biết từ khóa là gì? Làm thế nào để có thể tìm kiếm được những từ khóa người dùng hay sử dụng để tìm kiếm về dịch vụ, sản phẩm mà doanh nghiệp của bạn đang cung cấp thì hãy theo dõi bài viết Bộ từ khóa là gì? Làm thế nào để xây dựng bộ từ khóa chuẩn chất lượng và nội dung? này nhé.

2.1. Cách sử dụng Google Console để kiểm tra vị trí từ khóa

Google Console là công cụ do Google phát triển giúp cung cấp nhiều thông số và chức năng quan trọng để bạn có thể theo dõi được website của mình. Một điều khiến Google Console được rất nhiều người ưa thích sử dụng đó là nó hoàn toàn miễn phí.

Xem ngay bài viết Tất tần tật về Google Console để hiểu rõ hơn về công cụ này.

Để sử dụng được Google Console bạn phải đăng ký bằng tài khoản gmail của mình qua đường link https://www.google.com/webmasters/tools/home?hl=vi .

Bạn lần lượt thực hiện các bước theo thứ tự trong hình nhé.

Copy đoạn mã HTML được bôi đen rồi dán vào trong cặp thẻ <head> của website sau đó bạn ấn xác minh để hoàn tất quá trình cài đặt.

Copy đoạn mã HTML được bôi đen rồi dán vào trong cặp thẻ <head> của website sau đó bạn ấn xác minh để hoàn tất quá trình cài đặt.

5-cach-giup-ban-kiem-tra-website-hoat-dong-co-hieu-qua-khong2

Sau khi đã thiết lập Google Search Console xong rồi các bạn tiếp tục làm như các hình sau:

5-cach-giup-ban-kiem-tra-website-hoat-dong-co-hieu-qua-khong3

Chọn phiên bản Google Search Console mới.

5-cach-giup-ban-kiem-tra-website-hoat-dong-co-hieu-qua-khong4

Giao diện Google Search Console mới hiện ra các bạn truy cập vào mục “hiệu suất”.

5-cach-giup-ban-kiem-tra-website-hoat-dong-co-hieu-qua-khong5

Trong phần hiệu suất có các dữ liệu thống kê từ kết quả tìm kiếm và phân tích của Google đối với các từ khóa.

Các trường dữ liệu xem được trong kết quả phân tích của Google Search Console.

Bạn chỉ có thể xem được lần lượt một trong các trường dữ liệu sau:

Truy vấn: là thống kê các từ khóa mà người dùng sử dụng để search trên công cụ tìm kiếm và truy cập vào website của bạn. Nhưng theo chính sách Google không cho phép hiển thị toàn bộ các truy vấn.

Trang: Là các chỉ số của những url (bài viết cụ thể) trên website của bạn.

Quốc gia: Là chỉ số thống kê được tại các quốc gia khác nhau.

Thiết bị: Là kết quả thống kê đối với người dùng điện thoại, máy tính bảng, desktop để truy cập vào website của bạn.

 

5-cach-giup-ban-kiem-tra-website-hoat-dong-co-hieu-qua-khong6

Các chỉ số quan trọng từ kết quả phân tích của Google Search Console ứng với các trường dữ liệu.

Sau khi chọn trường dữ liệu bạn có thể xem các chỉ số ứng với từng trường dữ liệu bằng cách chọn như hình vẽ (có thể chọn đồng thời cả 4 chỉ số này).

 

5-cach-giup-ban-kiem-tra-website-hoat-dong-co-hieu-qua-khong7

Sau khi chọn như hình trên chúng ta có kết quả như sau.

5-cach-giup-ban-kiem-tra-website-hoat-dong-co-hieu-qua-khong8

Tổng số lần nhấp chuột: là số lần người dùng click chuột vào website của bạn từ trang kết quả tìm kiếm của Google.

Tổng số lần hiển thị: là số lần người dùng nhìn thấy website của bạn khi truy cập vào trang kết quả tìm kiếm của Google.

CTR trung bình: là chỉ số được tính bằng tổng số lần nhấp chuột trên tổng số lần hiển thị. Chỉ số CTR được dùng để đánh giá từ khóa có hữu ích đối với nhu cầu của người dùng đang tìm kiếm hay không. Chỉ số CTR càng cao nghĩa là càng có nhiều người dùng tìm kiếm nội dung liên quan đến từ khóa đó.

Vị trí trung bình: là vị trí trung bình cúa các từ khóa, các trang có trên website của bạn trên bảng xếp hạng của Google. Các bạn cần theo dõi vị trí của các từ khóa cần SEO thì nên chú ý đến chỉ số này.

Lưu ý: Nếu các bạn muốn xem các chỉ số theo ngày hiện trên biểu đồ kết quả thì chỉ cần di chuột theo các mốc thời gian.

5-cach-giup-ban-kiem-tra-website-hoat-dong-co-hieu-qua-khong9

Xuất thứ hạng từ khoá ra Google Search Console

Để quan sát dễ hơn các từ khoá, bạn có thể chọn vào nút Xuất góc trên bên phải màn hình (xem hình minh hoạ bên dưới)

5-cach-giup-ban-kiem-tra-website-hoat-dong-co-hieu-qua-khong10

Ngoài ra Google Search Console còn cung cấp cho rất nhiều dữ liệu và các tính năng quan trọng khác để bạn có thể theo dõi và tối ưu website của mình đối với Google.

2.2. Cách sử dụng Ahref kiểm tra vị trí từ khóa

Ahref là công cụ được rất nhiều SEOer tin dùng. Bạn có thể đăng ký dùng thử trong vòng 7 ngày. Hết 7 ngày bạn phải đăng ký trả phí để được sử dụng tiếp. Gói cước thấp nhất hiện tại là 99$ / tháng. Chính vì vậy, nếu bạn chỉ muốn kiểm tra thứ hạng từ khóa thì bỏ ra một lượng chi phí như thế thì quá đắt và dư thừa nguồn lực. Có một giải pháp khác giúp bạn vẫn có thể sử dụng đầy đủ các tính năng của Ahref mà chỉ phải bỏ ra số tiền vừa phải, đó chính là dùng chung tài khoản.

Ahref.

Ahref.

Xem ngay bài viết Bật mí cách sử dụng ahref hiệu quả nhất để hiểu rõ hơn về cách sử dụng công cụ này.

Hiện nay có rất nhiều nhóm mua chung Ahref được lập ra với mục địch giúp mọi người có thể sử dụng Ahref với giá rất phải chăng. Chỉ mất khoảng 200.000 VNĐ / tháng là bạn đã có thể sử dụng được Ahref rồi nhé.

Với bản trả phí của Ahref bạn có thể dễ dàng kiểm tra thứ hạng các keyword  một cách cực kỳ đơn giản.

Thanh Filter ở trên đầu giúp bạn tìm kiếm Organic Keyword (từ khóa trên Google) bạn đang có vị trí từ 1 – 10 dễ dàng. Hay giúp tìm kiếm những từ khóa có lượng tìm kiếm lớn nhất, có lượng truy cập lớn nhất… Mọi số liệu đều được hiển thị một cách cụ thể. Nó còn hiển thị vị trí từ khóa của bạn đang lên hay xuống bằng các dấu mũi tên.

Dùng Ahrefs để kiểm tra thứ hạng từ khóa.

Dùng Ahrefs để kiểm tra thứ hạng từ khóa.

Nếu website của bạn nhắm tới thị trường quốc tế thì bạn có thể chọn location cụ thể. Ngoài ra, đây cũng là công cụ giúp bạn kiểm tra thứ hạng website trên Google. Hơn thế nữa, Ahrefs cũng là công cụ tốt để bạn so sánh website của mình với đối thủ cạnh tranh. Kể từ đó, đưa ra các chiến lược cụ thể nhằm vượt qua đối thủ với thứ hạng cao hơn trên các trang tìm kiếm. Không chỉ vậy, công cụ này còn có hàng tấn chức năng giúp ích cho website của bạn.

3. Kiểm tra bằng công cụ Google Analytics

Google analytic là một công cụ giúp người sử dụng có thể phân tích website miễn phí. Công cụ này giúp chúng ta nắm bắt được lưu lượng người truy cập trang web của mình. Chính vì thế, chúng tôi sẽ bật mí giúp bạn cách kiểm tra bằng công cụ này nhé.

Bước 1: Cài Google analytic

Bạn cần phải yêu cầu bộ phận lập trình của mình cài đặt lên website hoặc có thể liên hệ với ONESE để chúng tôi cài đặt giúp bạn.

Bước 2 : Đăng nhập Google analytic

Truy cập URL:  https://ift.tt/J2AkKr

huong dan su dung Google analytics 1

Click vào nút Access Analytics

huong dan su dung Google analytics 2

Điền tài khoản Gmail bạn sử dụng để khi tự cài đặt GA.

Bước 3 : Xem thống kê truy cập.

Khi login vào, click vào View Report thì sẽ thấy xuất hiện giao diện sau, chứa thông tin thống kê truy cập vào website của bạn.

huong dan su dung Google analytics 3

Thông tin của 30 ngày gần nhất của Website của bạn

Giải thích một số thông số cơ bản ở trang chủ Google Analytics

  • Visit: truy cập tới website.
  • Pageviews/visit: số trang người xem lướt qua trung bình cho 1 lần truy cập website. Chỉ số này càng cao chứng tỏ nội   dung website càng tốt, và bố trí hợp lý khiến giữ chân người đọc ở lại lâu hơn.
  • Pageviews: là tổng số trang mà khách hàng lướt qua pageviews = visit * pageviews/visit
  • Bounce rate: là tỉ lệ lượng người đọc vào website nhưng bỏ đi luôn, tỉ lệ này càng thấp càng tốt.
  • Avg. Time On Site: là thời gian người đọc ở lại trên site, thời gian này càng lâu càng tốt, tuy nhiên chỉ số này cũng bị ảnh hưởng bởi tốc độ tải trang, nếu tải trang nhanh có thể làm giảm thời gian này xuống, cho nên chỉ số này chưa đủ để thể hiện chất lượng nội dung site.
  • % New Visit: là lượng truy cập lần đầu trong 1 ngày trên tổng lượng truy cập, tức là có những người trong một ngày truy cập website của bạn nhiều lần.

huong dan su dung Google analytics 4

Thông tin khác tại giao diện Google Analytics

  • Search Engines: nguồn truy cập từ các Search Engine như Google, Yahoo, Bing, …
  • Direct Traffic: là nguồn truy cập vào trực tiếp bằng cách gõ tên website của bạn trên trình duyệt.
  • Reffering Site: là nguồn truy cập bằng cách click vào banner hay link tới website của bạn từ các site khác.
  • Other: là các nguồn truy cập khác như click từ email, các file văn bản ….

Cách lựa thời điểm bạn muốn xem thống kê truy cập

huong dan su dung Google analytics 5

Thay đổi số ngày bạn muốn xem thông tin truy cập

Cách xem chi tiết các nguồn đem lại truy cập cho website

Với chức năng này, bạn có thể xem được thống kê các nguồn đem lại khách truy cập tới website, qua đó đánh giá được các nguồn quảng cáo nào là hiệu quả.

Từ giao diện chính, lần lượt click vào Traffic Sources  => View full report, xem hình minh họa.

huong dan su dung Google analytics 6

Giao diện sau khi click vào nút View full report

huong dan su dung Google analytics 7

Giải thích một số Thông số ở hình này:

Có tất cả 72873 truy cập được đem lại từ 167 nguồn. Và thống kê ở những nguồn nổi bật:

  1. Cộng cụ tìm kiếm Google.com.vn tự nhiên đem lại 48387 truy cập
  2. Số truy cập vào trực tiếp website là : 10138
  3. Quảng cáo Google Adword đem lại 5602 truy cập
  4. Cộng cụ tìm kiếm Yahoo.com tự nhiên đem lại 1027 truy cập
  5. Truy cập từ các trang phụ của Google.com.vn là 937
  6. Truy cập từ website tintuc.xalo.vn là 748
  7. Truy cập từ website meyeucon.org là 737
  8. Truy cập từ tất cả những quảng banner đem lại 633

Các giao diện xem có thể thay đổi theo thời gian, Google thường xuyên thay đổi các giao diện này.

4. Kiểm tra các Form liên hệ của website có hoạt động không

Đây là vấn đề mà người chủ website thường không để ý hoặc chủ quan bỏ qua. Sự thật thì các Form liên hệ cực kỳ quan trọng với một website. Thử tưởng tượng bạn đã dành rất nhiều tâm huyết để viết các bài viết có nội dung chất lượng và giải quyết được các vấn đề lo lắng của khách hàng. Khách hàng cũng cảm thấy cực kỳ hứng thú với những chia sẻ của bạn và quyết định để lại thông tin trên website và mong muốn được bạn tư vấn kỹ hơn về sản phẩm dịch vụ. Nhưng nếu form liên hệ website của bạn không hoạt động thì sẽ khiến khách hàng đánh giá doanh nghiệp của bạn thiếu tính chuyên nghiệp và bạn sẽ mất đi rất nhiều khách hàng. Việc thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của các form liên hệ, đăng ký trên website để kịp thời sửa chữa nếu xảy ra sự cố sẽ giúp doanh nghiệp của bạn không rơi vào trường hợp vừa đề cập ở trên.

5. Kiểm tra nội dung bài viết có được cập nhật thường xuyên hay không và chất lượng các bài viết như thế nào?

Nội dung chính là linh hồn của một website. Website muốn thu hút được nhiều người dùng và tăng khả năng chuyển đổi khách hàng thì phải đảm bảo được 2 yếu tố:

Nội dung phải được cập nhật thường xuyên liên tục

Cập nhật nội dung thường xuyên sẽ rất tốt cho SEO: Các công cụ tìm kiếm rất yêu thích nội dung nhất là những nội dung mới. Google rất thích có các bài viết chất lượng, đủ dài và thỏa mãn được những vấn đề mà người dùng của họ đang tìm kiếm. Chính vì vậy nếu bạn cập nhật nội dung thường xuyên trên website thì các bọ tìm kiếm của Google sẽ thường xuyên vào website của bạn để thu thập thông tin hơn từ đó website của bạn sẽ có nhiều trang được index lên Google và cuối cùng là thứ hạng website của bạn sẽ được cải thiện

Giúp giữ chân người dùng trên website lâu hơn và thu hút được người dùng quay trở lại website: Mục đích của các trang web đó chính là cung cấp đến người dùng những thông tin hữu ích nhất về sản phẩm dịch vụ mà họ đang muốn tìm hiểu. Nếu nội dung cập nhật mới liên tục và giải quyết được các lo lắng của người dùng thì sẽ giúp họ quay trở lại website, chuyển đổi từ người đọc trở thành khách hàng và cuối cùng là sẽ giới thiệu website của bạn đến với những người khác.

Nội dung cập nhật thường xuyên là tín hiệu cho thấy trang web hoặc doanh nghiệp của bạn vẫn đang hoạt động: Thử tưởng tượng nếu bạn đang muốn mua một sản phẩm nào đó, bạn tìm kiếm trên mạng và thấy 2 website đang cung cấp sản phẩm mình muốn mua. 2 website cùng có giá sản phẩm giống nhau nhưng một trong số họ có blog cập nhật nội dung, diễn đàn hỗ trợ hoặc phần tin tức. Khi đó bạn sẽ lựa chọn mua ở website nào? Chúng tôi đoán chắc chắn bạn sẽ lựa chọn mua hàng ở website có cập nhật nội dung, vì nó mang lại cho bạn cảm giác rằng website vẫn đang hoạt động và họ quan tâm đến khách hàng của mình.

Nội dung phải hấp dẫn và giải quyết được những lo lắng của người dùng

Cập nhật nội dung liên tục thôi chưa đủ giúp website của bạn bứt phá trên Google đâu nhé. Vấn đề quan trọng là những nội dung của bạn có chất lượng hay không, có mang lại những điều bổ ích đến với người dùng hay không. Để đạt được điều đó bạn cần phải biết cách làm thế nào để tạo ra được những bài viết hấp dẫn. ONESE bật mí cho bạn công thức viết bài hấp dẫn mà chúng tôi vẫn đang sử dụng để giúp các khách hàng mình tạo ra những content hấp dẫn thu hút người đọc.

Viết bài theo mô hình phễu

Viết bài theo mô hình phễu

WHAT? (Viết về cái gì?): Sản phẩm/Dịch vụ cụ thể là gì, có thông tin nổi bật gây thu hút khách hàng và mang lợi thế bán hàng độc nhất (USP).

WHO (Ai?): Dành cho đúng người, đúng vấn đề, đúng giá trị sử dụng.

WHY(Tại sao?): Tại sao khách hàng cần lựa chọn sản phẩm/dịch vụ này với các thông điệp ấn tượng, rõ ràng.

HOW(Bằng cách nào?): Sản phẩm/Dịch vụ của chúng ta giải quyết được vấn đề của khách hàng như nào (đơn giản, hiệu quả, nhanh chóng, chi phí hợp lý, …)

WHEN(Khi nào?): Khi nào sử dụng sản phẩm/dịch vụ của chúng ta là phù hợp nhất?

WHERE(Ở đâu?): Sản phẩm/Dịch vụ chúng ta cung cấp tại một địa điểm cụ thể (nhắm đối tượng địa lý) hay giao hàng toàn quốc hay kinh doanh xuyên biên giới?

Viết bài theo công thức 5W1H

Trên đây là những cách giúp bạn có thể kiểm tra và đánh giá được website của mình có đang hoạt động hiệu quả hay không. Nếu đọc xong bài viết mà bạn vẫn chưa cảm thấy chưa hài lòng về tình trạng hoạt động website của mình thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi. ONESE – Nhà máy sản xuất nội dung chuyển đổi bán hàng & SEO 4.0 sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn

Bài viết 5 cách giúp bạn kiểm tra website hoạt động có hiệu quả không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Inbound Marketing in Vietnam.



source https://inboundmarketing.vn/5-cach-giup-ban-kiem-tra-website-hoat-dong-co-hieu-qua-khong/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao nên thuê viết content cho website của bạn?

5 xu hướng SEO đột phá tìm kiếm 2018-2019