Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2022

8 cách để bán hàng hiệu quả trong thời kỳ 4.0

Hình ảnh
“Không có bí quyết chung nào giúp nhân viên bán hàng sớm gặt hái thành công ngoài nỗ lực làm việc và tích lũy kinh nghiệm. Mỗi hợp đồng bị đối thủ giành mất hay thuyết phục những khách hàng khó tính là những trải nghiệm quý giá giúp chúng ta hiểu thêm về công việc này” – Shankar G Dưới đây là 8 cách để bán hàng hiệu quả hơn trong thời kỳ 4.0: 1. Tìm hiểu sơ lược về khách hàng Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Bằng những dữ liệu có sẵn trên LinkedIn, Facebook, Twitter,…, hãy thu thập càng nhiều thông tin về khách hàng càng tốt. Việc này sẽ giúp bạn hiểu hơn về họ, từ đó có chiến lược bán hàng hàng hiệu quả hơn. 2. Tập trung vào nguyên lý 80/20 Nguyên lý 80/20 khẳng định rằng việc tập trung vào 20% sản phẩm, hoặc khách hàng, hoặc nhân viên mới thật sự tạo ra 80% lợi nhuận. “Đừng theo đuổi quá nhiều mục tiêu. Chọn lọc khách hàng và tập trung vào số đó sẽ giúp công ty nhanh chóng tạo ra sự thay đổi” Nguồn: Pixabay 3. Xây dựng lòng tin Vì yêu cầu công việc, nhân viên

SMO là gì? 5 kỹ thuật SMO quan trọng bạn không thể bỏ qua

Hình ảnh
Thông qua SMO, bạn có thể dễ dàng điều hướng khách hàng đến những kênh mong muốn thông qua các bài post trên Facebook, blog hoặc website, từ đó mang lại hiệu quả chuyển đổi tốt hơn. Vậy SMO là gì? SMO có những kỹ thuật gì quan trọng? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. SMO là gì? SMO (Social Media Optimization) hay tối ưu hóa mạng xã hội là việc sử dụng các nền tảng mạng xã hội để quản lý và truyền tải thông điệp cũng như sự hiện diện trực tuyến của một tổ chức trên internet. SMO là gì? SMO là một chiến lược digital marketing nhằm nâng cao nhận thức về các sản phẩm và dịch vụ mới, kết nối với khách hàng và giảm thiểu những tin tức có hại tiềm ẩn. Tại sao nên đầu tư vào SMO? Sẽ là một thiếu sót lớn nếu các thương hiệu không tận dụng sự bùng nổ mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội hiện nay. Với lượng người dùng khổng lồ, độ phủ rộng, việc tìm hiểu SMO là gì và áp dụng các kỹ thuật SMO sẽ hỗ trợ rất tốt các chiến lược nâng cao nhận diện thương hiệu, tạo dựng danh tiếng,

Tâm lý của hành vi khách hàng: Những hành vi chính sẽ tiếp tục tồn tại sau đại dịch

Hình ảnh
Một cuộc khảo sát gần đây của Kadence International với 3.400 người tham gia tại khu vực APAC đã tiết lộ điều gì là quan trọng nhất đối với mọi người khi họ quyết định liệu có nên thích nghi với các hành vi mới hay không. Nếu có một điều mà chúng ta có thể chắc chắn trong những thời điểm không chắc chắn này, thì đó là hành vi của chúng ta đã thay đổi đáng kể do COVID-19. Đại dịch đã khiến mọi người phải đánh giá lại các ưu tiên và nhu cầu của họ, họ mua hàng hóa, tiêu thụ thông tin và giải trí theo những cách mới. Người làm marketing có thể khó xác định hành vi tiêu dùng mới nào sẽ gắn bó lâu dài và hành vi nào sẽ sớm biết mất sau đại dịch. Nghiên cứu mới của Google đã chỉ ra rằng có một khoảng cách giữa ý định của chúng ta và những gì chúng ta thực sự làm. Chúng ta không dự báo được các hành vi của chính mình, đặc biệt là trong một sự kiện chưa từng có như Covid-19. Tuy nhiên, các nhà marketer có thể yên tâm rằng các yếu tố tâm lý làm nền tảng cho những sự thay đổi hành vi

6 yếu tố lõi của phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing bạn cần ghi nhớ

Hình ảnh
Để tìm kiếm nội dung và thông tin về lượng tương tác của đối thủ cạnh tranh của bạn, bao gồm nội dung nào phổ biến nhất với đối tượng mục tiêu của họ, kênh và thời gian đăng bài nào nhận được nhiều tương tác nhất, chủ đề nào phổ biến nhất và vấn đề nào đang được đối tượng mục tiêu của họ quan tâm nhất. Phân tích đối thủ cạnh tranh là yếu tố chính trong bất kỳ phương phức tiếp thị kỹ thuật số hiệu quả nào, nó cung cấp thông tin chi tiết về cách đối thủ cạnh tranh của bạn đã giải quyết những thách thức của thị trường, những gì đã hiệu quả và những gì chưa. Phân tích đối thủ cạnh tranh có thể giúp bạn định vị tốt hơn các sản phẩm và dịch vụ của mình trong một thị trường ngách cụ thể hoặc cạnh tranh trực tiếp với những thông điệp phù hợp với thế mạnh của bạn. Nếu bạn muốn tối đa hóa hoạt động marketing của mình, thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh là điều hết sức cần thiết, đặc biệt là khi bạn sắp tung ra một sản phẩm mới hoặc thâm nhập vào một thị trường mới. Trong bài viết nà

Giải đáp về PR và Quảng cáo từ Philip Kotler

Hình ảnh
bài viết này muốn làm sáng tỏ tầm quan trọng của PR và quảng cáo trong mô hình marketing ngày nay. Qua một vài kết luận, hy vọng rằng những thắc mắc của bạn sẽ được làm sáng tỏ. Bài viết này muốn làm sáng tỏ tầm quan trọng của PR và quảng cáo trong mô hình marketing ngày nay. Qua một vài kết luận, hy vọng rằng những thắc mắc của bạn sẽ được làm sáng tỏ. Giáo sư Philip Kotler, hiện đang giảng dạy tại trường Kellog of Management. Ông là tác giả của cuốn Marketing Management, một trong những cuốn sách kinh điển của ngành marketing trên toàn thế giới, ông cũng là tác giả của một số cuốn sách và công trình nghiên cứu khác. Ông còn được biết đến với khái niệm tiên phong: “Marketing xã hội”, một khái niệm marketing phi lợi nhuận, mục tiêu của nó là nhằm tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn. Philip Kotler vừa xuất bản cuốn sách mới nhất của mình, According to Kotler. Cuốn sách liệt kê những công cụ marketing và ảnh hưởng của từng công cụ tới những tình huống thực tế trên thị trường hiện nay. N

3 câu hỏi thay đổi tư duy khai thác Big data

Hình ảnh
Big data của bạn sẽ không đơn thuần cung cấp thông tin về yếu tố thúc đẩy khách hàng mua sắm tiếp, mà cần phân tích sâu yếu tố giúp nuôi dưỡng sự trung thành của khách hàng. Chuyên gia marketing chia sẻ 3 câu hỏi giúp marketer dùng Big data tạo ra giá trị cho người tiêu dùng, từ đó có được lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường. Chứa đựng tiềm năng khổng lồ cho marketing , Big Data (Dữ liệu lớn) thu hút sự chú ý của marketer khi có thể giải đáp hai câu hỏi “đau đầu” trong xây dựng chiến lược bán hàng. Đó là: (1) Ai sẽ mua hàng lúc nào với mức giá ra sao? (2) Chúng ta có thể kết nối những gì khách hàng nghe, đọc, và nhìn thấy với những gì họ sẽ mua và tiêu thụ không? Theo Giáo sư chuyên ngành Marketing tại Ivey Business School (Canada) – Niraj Dawar thì dự đoán lần mua sắm tiếp theo của người tiêu dùng sẽ là yếu tố quan trọng khi tìm lời giải cho hai câu hỏi trên. Trên thực tế, marketer dựa vào big data để tìm hiểu sâu và phác thảo chi tiết chân dung của từng người tiêu

Big Idea là gì? 3 chiến thuật đơn giản để tìm kiếm ý tưởng lớn

Hình ảnh
Dù cho được thực hiện ở đâu và bằng cách nào, mục tiêu cuối cùng của các Big Idea là kết nối tất cả các hoạt động truyền thông ở bên dưới lại theo những cách dễ hiểu và có ý nghĩa thực sự với các nhóm đối tượng mục tiêu. Cùng tham khảo 3 cách đơn giản bạn có thể sử dụng để tìm kiếm và phát triển các Big Idea, những ý tưởng lớn cho thương hiệu hoặc doanh nghiệp. Đối với hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là trong một thời đại mà mọi yếu tố về thị trường đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, đổi mới hay các Big Idea được xem là huyết mạch thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp. Trong khi có không ít các ý kiến cho rằng việc tìm kiếm các Big Idea hay ý tưởng lớn là công việc hết sức khó khăn và tốn kém, sự thật lại diễn ra theo những cách khác. Big Idea hay ý tưởng lớn là gì? Thường được sử dụng trong phạm vi kinh doanh và marketing , khái niệm Big Idea được sử dụng để đề cập đến việc thương hiệu hay doanh nghiệp đang tìm kiếm và xây dựng một ý tưởng kinh doanh đầy tính mới mẻ, sáng t

10 lời khuyên từ Philip Kotler để thương hiệu có thể bán được nhiều hàng hơn

Hình ảnh
Philip Kotler được toàn thế giới công nhận là cha đẻ của marketing hiện đại (modern marketing) nhờ vào mô hình 4Ps bao gồm Sản phẩm, Giá, Phân phối và Xúc tiến. Trong thời kỳ bùng nổ của thương mại điện tử , “cha đẻ của Marketing hiện đại” Philip Kotler khuyên thương hiệu nên làm những điều này để có thể bán được nhiều hàng hơn. Philip Kotler được toàn thế giới công nhận là cha đẻ của marketing hiện đại (modern marketing) nhờ vào mô hình 4Ps bao gồm Sản phẩm, Giá, Phân phối và Xúc tiến. Gần đây nhất, ông đã chia sẻ một số lời khuyên mà những người làm marketing cần thêm vào mô hình này để có thể phát triển mạnh hơn trong thời kỳ thương mại điện tử. 1. Tập trung nhiều hơn vào việc cá nhân hoá thông điệp. Các hoạt động marketing sẽ là lý tưởng khi bạn gửi thông điệp cho đúng người vào đúng thời điểm và đúng nơi. 2. Đừng tin tưởng vào các phương pháp truyền thống. Với các phương tiện thông tin đại chúng (mass media), quảng cáo của bạn sẽ tiếp cận hàng triệu người, nhưng bạn sẽ

Marketers nên xem dữ liệu là động lực chính cho các chiến lược Marketing thông minh

Hình ảnh
Giao tiếp và tương tác (engagement) với khách hàng chỉ là điểm khởi đầu, những hiểu biết sâu sắc ( insights ) về sở thích, hành vi, nhu cầu hay khao khát của họ mới là điểm quyết định khi xây dựng chiến lược. Những chiến lược marketing thông minh hay hiệu quả, không còn đơn thuần là những chiến lược dựa trên kinh nghiệm hay cảm nhận của người làm marketing. Source: TechRepublic Chiến lược tối ưu hóa các hoạt động truyền thông thương hiệu (brand communications) dựa trên những thông tin của khách hàng nghe thì tưởng chừng như đơn giản. Nhưng trên thực tế, có nhiều lớp dữ liệu khác nhau của khách hàng, điều mà rất khó để có thể nhận ra. Giao tiếp và tương tác (engagement) với khách hàng chỉ là điểm khởi đầu, những hiểu biết sâu sắc ( insights ) về sở thích, hành vi, nhu cầu hay khao khát của họ mới là điểm quyết định khi xây dựng chiến lược. Các dữ liệu từ các điểm kết nối đầu tiên cần phải có tính liên quan và có thể phân tích được, những công cụ phân tích (chẳng hạn như Ho

Vì sao nhân hoá nội dung lại rất cần thiết trong Marketing

Hình ảnh
Nhân hóa nội dung (Humanizing Content) có nghĩa là khai thác những câu chuyện và sử dụng chúng để xây dựng mối quan hệ với người đọc hay đối tượng mục tiêu. Con người vốn có mối quan hệ sâu sắc với những câu chuyện. Từ khi con người được hình thành, những câu chuyện lịch sử, những câu chuyện thần thoại hay cả những câu chuyện cổ tích đã tồn tại và kéo dài hàng ngàn năm vẫn chưa bao giờ dừng lại hay bị quên lãng. Những câu chuyện có thể giúp con người kết nối và học hỏi lẫn nhau theo những cách mà không có bất cứ phương tiện truyền thông nào khác có thể làm được. Tuy nhiên giờ đây, trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ. Nghệ thuật kể chuyện đang dần trở nên mờ nhạt và ít sức hấp dẫn hơn. Sau đại dịch, khi yếu tố con người hay sự đồng cảm là một trong những mối quan tâm hàng đầu của mọi người, các thương hiệu hay marketer có thể kết nối lại với khán giả của họ ở một cấp độ sâu sắc hơn thông qua những câu chuyện – kết nối ở cấp độ con người. Khai thác nghệ thuật kể ch