Big Idea là gì? 3 chiến thuật đơn giản để tìm kiếm ý tưởng lớn
Dù cho được thực hiện ở đâu và bằng cách nào, mục tiêu cuối cùng của các Big Idea là kết nối tất cả các hoạt động truyền thông ở bên dưới lại theo những cách dễ hiểu và có ý nghĩa thực sự với các nhóm đối tượng mục tiêu.
Cùng tham khảo 3 cách đơn giản bạn có thể sử dụng để tìm kiếm và phát triển các Big Idea, những ý tưởng lớn cho thương hiệu hoặc doanh nghiệp.
Đối với hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là trong một thời đại mà mọi yếu tố về thị trường đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, đổi mới hay các Big Idea được xem là huyết mạch thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp.
Trong khi có không ít các ý kiến cho rằng việc tìm kiếm các Big Idea hay ý tưởng lớn là công việc hết sức khó khăn và tốn kém, sự thật lại diễn ra theo những cách khác.
Big Idea hay ý tưởng lớn là gì?
Thường được sử dụng trong phạm vi kinh doanh và marketing, khái niệm Big Idea được sử dụng để đề cập đến việc thương hiệu hay doanh nghiệp đang tìm kiếm và xây dựng một ý tưởng kinh doanh đầy tính mới mẻ, sáng tạo và mang tính bao quát.
Trong tiếp thị và quảng cáo, Big Idea đại diện cho những nỗ lực truyền thông của thương hiệu, sản phẩm hoặc một ý niệm nào đó đến công chúng, mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là gây ảnh hưởng và để lại những ghi nhớ trong tâm trí của người tiêu dùng.
Đối với một kênh (channel) hoặc chiến dịch truyền thông cụ thể, các ý tưởng lớn (mang tính chiến lược) thường mang tính bao quát và làm định hướng chung cho toàn bộ các chiến thuật có liên quan khác.
Dù cho được thực hiện ở đâu và bằng cách nào, mục tiêu cuối cùng của các Big Idea là kết nối tất cả các hoạt động truyền thông ở bên dưới lại theo những cách dễ hiểu và có ý nghĩa thực sự với các nhóm đối tượng mục tiêu.
Một vài cách đơn giản để phát triển Ý tưởng lớn?
1. Chạy các bản thử nghiệm nhỏ.
Tương tự như những gì mà thuật ngữ ‘thử nghiệm’ có trong phạm vi khoa học, các thử nghiệm dủ là nhỏ cũng có thể là chìa khóa để mở ra những ý tưởng mới.
Khi được thành lập vào năm 1999, ý tưởng ban đầu của Zappos (một thương hiệu bán giày trực tuyến) là muốn chay một cuộc thử nghiệm để xem liệu mọi người có sẵn sàng mua giày qua internet hay không.
Dựa trên những thành công trước đây của mình với digital marketing, cùng nhiều các nghiên cứu khác nhau, các nhà sáng lập của thương hiệu đã có thể xác thực rằng Zappos hoàn toàn có thể thành công với việc bán giày trực tuyến.
Bằng cách nhanh chóng mở rộng quy mô sau thử nghiệm, thương hiệu này đã bán lại cho Amazo với giá hơn 1 tỷ USD vào năm 2009.
Trong trường hợp của Zappos, vì ban đầu họ không chắc chắn việc những gì họ nghĩ thực sự đủ tiêu chuẩn của một ý tưởng lớn, thông qua các thử nghiệm với mô hình nhỏ, họ đã có thể biến một giả thuyết thành một doanh nghiệp rất thành công.
Thử nghiệm một ý tưởng kinh doanh ở quy mô nhỏ cho phép bạn thăm dò nhu cầu của thị trường, điều có thể giúp bạn hạn chế rất nhiều rủi ro trước khi quyết định mở rộng quy mô.
2. Hãy luôn “tò mò”.
Với hầu hết các doanh nhân thành công trên thế giới, sự thành công của họ thường là kết quả của một quá trình nỗ lực lâu dài với những tò mò ban đầu.
Họ luôn cố gắng tìm kiếm thêm thông tin và tìm đủ mọi cách để trả lời cho tất cả các băn khoăn của họ với những gì đang diễn ra trên thị trường.
Thông thường, vì những tò mò của họ cùng với hàng loạt câu hỏi luôn ngự trị trong đầu, những ý tưởng mới và lớn sẽ bắt đầu nảy sinh.
Vì tò mò và mong muốn có một phương thức thanh toán tiện và nhanh hơn, Elon Musk đã tạo ra Paypal, hay vì mong muốn mọi người có thể tìm kiếm mọi thứ nhanh hơn, Sergey Brin và Larry Page sau đó đã tạo ra đế chế Google Search.
Những doanh nhân có tính cách tò mò là những người luôn sẵn lòng và muốn học hỏi những điều mới ngay cả về những chủ đề nằm ngoài lĩnh vực chuyên môn bình thường của họ. Họ yêu thích và niềm nở với học tập, họ luôn sẵn sàng để có những ý tưởng mới.
3. Sự đa dạng trong quan điểm cũng là chìa khoá cho các Big Idea.
Là một phần mở rộng của khái niệm tò mò và khiêm tốn, những nhà lãnh đạo thành công thường “lấy” những ý tưởng lớn của họ từ những người mà họ hay tương tác.
Nó có thể đến từ các khách hàng hiện tại, từ đối tác, từ những khách hàng khó tính hay thậm chí là đến từ cả những đối thủ cạnh tranh.
Ý tưởng cho một trong những bộ phim đình đám mang tên Fantasia của Disney xuất hiện khi ông tình cờ gặp nhạc trưởng người Anh Leopold Stokowski và mời ông cùng dùng bữa.
Một cuộc trò chuyện cởi mở về âm nhạc cuối cùng đã cho ra đời Fantasia với phần âm nhạc do Stokowski chỉ đạo.
Với tư cách là một nhà lãnh đạo, bạn nên sẵn lòng đón nhận nhiều ý kiến từ nhiều góc nhìn khác nhau, từ những nhận xét tích cực để cả những điều tiêu cực, từ cả những người bạn thích giao tiếp đến cả những người không.
Bởi vì ý tưởng lớn hay Big Idea tiếp theo của bạn có thể đến từ bất cứ nơi đâu và bất cứ hoàn cảnh nào, việc luôn chào đón những ý tưởng dù chỉ là tiềm năng sẽ giúp bạn khám phá ra những con đường mới tốt đẹp và bền vững hơn.
Big Idea của thương hiệu Dove qua chiến dịch Dove “Vẻ đẹp thực sự”.
CFRB – Campaign for real beauty (Chiến dịch tôn vinh vẻ đẹp thật sự) của nhãn hàng Dove do Ogilvy tư vấn là một chiến dịch toàn cầu nhằm thay đổi suy nghĩ của người phụ nữ về vẻ riêng của mình.
Nhưng khi đưa về VN, Ogilvy & Mather và Ogilvy PR đã “nhúng” vào một trường xúc cảm đầy nhân văn. Hãy nghĩ về vẻ đẹp của những người mẹ, người chị, hay người yêu, người mẹ anh hùng trong những tháng ngày đổ máu của Việt Nam (VN), hay cô bạn “Xách ba lô mà đi” rong ruổi hết 25 vùng lãnh thổ ở độ tuổi 20?
Một vài phút nghĩ về những người phụ nữ ta biết, ai cũng khó tránh khỏi mong muốn ca ngợi và tôn vinh những vẻ đẹp ấy.
Ảnh hưởng bởi phong kiến, người phụ nữ trước đây gắn chặt niềm tin vào thước đo vẻ đẹp của xã hội, ngại thừa nhận rằng mình đẹp trước mọi người.
Nhưng người VN cũng dần phát hiện và không ngừng ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ trong văn học, âm nhạc và cả nhiếp ảnh.
Tinh thần “Tôn vinh vẻ đẹp thật sự” và mong muốn làm cho những người phụ nữ yêu thương “tin rằng mình đẹp” vốn đã âm ỉ trong chúng ta, chỉ cần thêm một cú kích để tự nó len lỏi và lay động lòng người.
Cánh chim bồ câu khổng lồ chính là Ý tưởng lớn (Big Idea) của chiến dịch, là công cụ quyền lực giúp người làm truyền thông chuyên chở thông điệp “Người phụ nữ nào cũng đẹp, đó là vẻ đẹp tự nhiên của họ”.
Tháng 3 năm 2006, nhãn hàng Dove đã công bố trong những họp báo ở Hà Nội và Hồ Chí Minh một con số ấn tượng: “Chỉ có 1% phụ nữ VN tin rằng mình đẹp”.
Câu trả lời từ nghiên cứu tại 10 quốc gia Châu Á của chính những người trong cuộc làm cho không khí cuộc họp báo trở nên sôi nổi.
Xin được đề cập đến hai trong số khách mời mà người viết tâm đắc nhất: ca sĩ Siu Black và nhà báo/nhà thơ Lê Minh Quốc. Với Siu Black, hẳn là bạn có thể hình dung cách mà thông điệp muốn truyền tải qua “tính cách của Siu”.
Cô nói rằng nếu bị ép buộc xuất hiện trên sân khấu với bề ngoài mà mọi người quen cho là đẹp, cô sẽ không thể hát được vì đã đánh mất sự tự nhiên, thoải mái và niềm tin vào chính mình.
Còn nhà thơ Lê Minh Quốc, đồng thời là nhà báo của báo Phụ nữ TPHCM, anh đã từng xuất bản tác phẩm “Gái đẹp trong tôi” gồm những bài ký khắc họa lại những suy nghĩ, cảm nhận của anh trong hành trình tiếp xúc, cảm nhận về những người phụ nữ.
Các anh chị phóng viên không chỉ nghe và viết lại thông tin như các họp báo thông thường mà còn thảo luận nhiệt tình với khách mời, tạo ra hiệu quả truyền thông bất ngờ sau đó.
“Già” và “đẹp lão”.
Một tháng sau khi công bố con số 1% và khởi động diễn đàn, đã có 88.000 phiếu tham dự gửi về từ Hà Nội và TPHCM tham gia diễn đàn Vẻ đẹp thật sự (VĐTS) và hơn 70% đã đồng ý rằng cần phải có định nghĩa mới về vẻ đẹp vì vẻ đẹp thực sự không chỉ phụ thuộc vào dáng dấp, tuổi tác hay vẻ bề ngoài.
Người ta bắt đầu thấy những tấm panô ngoài đường và mấy miếng thẻ tròn trong các quán café có hình một người phụ nữ lớn tuổi với làn da sạm màu đầy nếp nhăn, bên cạnh là hai lựa chọn để người xem bỏ phiếu: “Đẹp lão” hay “Già”.
Tương tự như vậy với chuỗi hình ảnh về một cô nàng có mái tóc ngắn cũn như con trai, một phụ nữ khá đẫy đà, và một cô gái được chụp ngang, “trước sau như một”.
Hoạt động này cùng với lời tuyên bố con số 1% trước đó đã làm dấy lên câu hỏi về định nghĩa của “Cái đẹp” dưới góc nhìn của nhiều nhóm người trong xã hội.
Sức mạnh của “tiếng nói thứ ba”
Khi dư luận trở nên quan tâm đến những lựa chọn tích cực và tiêu cực trong việc nhìn nhận Cái đẹp, cuộc thi chụp ảnh nghệ thuật “Tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ VN” được phát động từ Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh VN (NSNAVN) – tổ chức hoạt động dưới sự bảo trợ của chính phủ từ những năm chống Mỹ 1965 đến nay.
Cuộc thi với sứ mạng tìm lại sự tự tin cho người phụ nữ được đón nhận nồng nhiệt bởi những người yêu nghệ thuật.
Riêng lượng ảnh dự thi thu về từ các nghệ sĩ trong Hội đã đạt con số 17.500 bức, gấp 3 lần các cuộc thi của Hội trước đây.
Trong đó, có cả những bức ảnh rất nghệ thuật từ thời chiến tranh – một trong những điều khiến người tổ chức ngạc nhiên và không khỏi tự hào khi nhớ lại.
Song song đó một nguồn ảnh khác cũng được huy động từ hoạt động activation tại các booth đặt ở siêu thị, trường đại học, cao ốc cùng lời ngỏ: Khi bạn đồng ý được chụp hình chính là bạn đang ủng hộ thông điệp “Tôn vinh vẻ đẹp thật sự của người phụ nữ”.
Cùng lúc đó, thông tin về “Album khổng lồ” xuất hiện trên báo chí với lời kêu gọi hình ảnh từ chính chị em phụ nữ qua kênh bưu điện và qua email dưới dạng một blog trên mạng.
Thu hút được sự hưởng ứng không chỉ đông đảo mà còn chân thành của đa dạng các “tiếng nói thứ ba” như Hội nhiếp ảnh, người nổi tiếng, chuyên gia tâm lý, công chúng nhiều lứa tuổi và tầng lớp, câu chuyện về con số 1% ấy vẫn chưa dừng lại.
Kết luận.
Bằng cách liên tục chạy các thử nghiệm nhỏ, liên tục nghiên cứu các hành vi mới của khách hàng và bối cảnh của thị trường, thương hiệu có nhiều cách hơn để phát triển Big Idea, những định hướng được xem là kim chỉ nam để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.
Nguồn https://ift.tt/YZB8lqb
Bài viết liên quan:
- Tất tần tật về Interactive marketing
- Social Media Influencers: xu hướng marketing trường tồn
- 6 xu hướng digital marketing dẫn đầu thế giới năm 2021
Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng với phương pháp tiếp thị hiệu quả bằng Inbound Marketing – Giúp doanh nghiệp sản xuất nội dung hấp dẫn, thu hút khách hàng qua việc phân phối nội dung đúng kênh. Tối ưu các nền tảng tiếp thị trực tuyến sẵn có.
Bài viết Big Idea là gì? 3 chiến thuật đơn giản để tìm kiếm ý tưởng lớn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Inbound Marketing in Vietnam.
source https://inboundmarketing.vn/big-idea-la-gi-3-chien-thuat-don-gian-de-tim-kiem-y-tuong-lon/
Nhận xét
Đăng nhận xét