Định vị thương hiệu thời đại số 4.0
Câu chuyện xây dựng thương hiệu luôn là vấn đề muôn thuở với doanh nghiệp hiện đại. Đặc biệt trong thời đại số, định vị thương hiệu là điều quan trọng, doanh nghiệp cần hiểu để thực hiện hiệu quả.
Hiểu về thương hiệu doanh nghiệp
Thương hiệu và xây dựng thương hiệu là câu hỏi phức tạp với nhiều doanh nghiệp. Không nhiều đơn vị xây dựng thương hiệu thành công trên thị trường. Thương hiệu là gì? Vai trò và ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp trong thời đại kinh tế số.
Thương hiệu là gì?
Thương hiệu được nhắc đến nhiều trong kinh doanh và cũng có nhiều định nghĩa khác nhau. Vậy, thương hiệu là gì?
Thương hiệu là những yếu tố tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng, so với đối thủ. Không chỉ đơn giản là một cái tên, hình ảnh, thương hiệu còn là cảm nhận của người tiêu dùng về thương hiệu khi nhắc đến sản phẩm/ dịch vụ nào đó.
Một thương hiệu mạnh sẽ tạo nên dấu ấn khác biệt của doanh nghiệp, tác động lên nhận thức của người tiêu dùng, tạo nên lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Xây dựng thương hiệu là xây dựng nhận thức của người tiêu dùng. Bởi, nhận thức quyết định hành vi, lựa chọn mua sắm của con người.
Định vị thương hiệu là gì?
Nhiều người đề cập đến việc định vị thương hiệu như một nhiệm vụ chính của doanh nghiệp. Vậy định vị thương hiệu là gì?
Định vị thương hiệu là tập hợp tất cả các hoạt động nhằm mục đích tạo ra cho thương hiệu một vị trí đứng nhất định trong tâm trí khách hàng. Các hoạt động tạo ra một hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của người tiêu dùng, trên thị trường có quá nhiều thương hiệu cạnh tranh.
Định vị thương hiệu là hoạt động quan trọng mà doanh nghiệp cần thực hiện để tạo ra sự khác biệt, bứt phá, được gợi nhớ đến từ sản phẩm/ dịch vụ.
Các hoạt động định vị thương hiệu cụ thể như: Xây dựng hình ảnh, logo thương hiệu, slogan, tên gọi của công ty… Thương hiệu sẽ gắn liền xuyên suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Vì sao cần định vị thương hiệu trong thời đại kinh tế số?
Thương hiệu là yếu tố quan trọng thể hiện sự khác biệt của doanh nghiệp với đối thủ trên thị trường. Xây dựng và định vị thương hiệu thành công trong thời đại kinh tế số rất quan trọng, quyết định đến sự sống còn của một doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần thực hiện chiến lược định vị thương hiệu bởi:
- Định vị thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật giữa đám đông, tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Hoạt động định vị hiệu quả sẽ tạo nên nhận thức riêng trong tâm trí người dùng về doanh nghiệp, tạo ra sự chú ý tò mò về thương hiệu.
- Tạo nên sự sống còn – Thời đại kinh tế số, xây dựng thương hiệu tạo ra sự khác biệt để không ai có thể bắt chước bạn, tìm ra một còn đường khác để sống sót, giữa thị trường cạnh tranh khốc liệt. Bạn cần xây dựng và định vị thương hiệu thật nhanh trong cuộc chạy đua của rất nhiều thương hiệu, để chiếm thế thượng phong, dẫn đầu.
- Tăng doanh thu – Rõ ràng, hoạt động định vị thành công sẽ xây dựng nhận thức khách hàng về doanh nghiệp, tạo lòng tin, sự trung thành và tăng doanh số bán hàng.
- Tạo ra siêu lợi nhuận từ xây dựng thương hiệu hiệu quả. Đây là câu chuyện với những thương hiệu lớn, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức khách hàng. Nhiều khách hàng sẵn sàng chi tiền nhiều hơn để sở hữu thương hiệu được họ yêu thích, tôn sùng.
- Phát triển bền vững – Định vị thương hiệu trong nhận thức khách hàng, tạo nên sự trường tồn của doanh nghiệp mà các doanh nghiệp đối thủ không thể thay thế.
Các chiến lược định vị thương hiệu doanh nghiệp hiệu quả
Tạo dựng thương hiệu cần có chiến lược cụ thể, phương pháp để đạt hiệu quả cao. Nhiều doanh nghiệp cùng chạy đua định vị và xây dựng thương hiệu. Nhưng mỗi doanh nghiệp với chiến lược khác nhau sẽ có những thành công và hiệu quả riêng.
Các chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả cho doanh nghiệp nên áp dụng:
- Xây dựng thương hiệu tập trung vào chất lượng – mang đến những sản phẩm chất lượng, vượt trội và khác biệt hơn đối thủ. Chất lượng sẽ phụ thuộc nhiều vào đánh giá của người dùng. Nhưng khi chất lượng tốt, việc xây dựng thương hiệu trong tâm thức khách hàng sẽ thành công.
- Xây dựng thương hiệu tập trung vào giá trị – Mang đến những sản phẩm dịch vụ có giá trị, mang đến giá trị cho người dùng.
- Xây dựng thương hiệu tập trung vào tính năng – Sử dụng các tính năng của sản phẩm/ dịch vụ tạo nên sự khác biệt với đối thủ. Tuy nhiên, chiến lược này luôn phải cải tiến, làm mới bởi đối thủ có thể tạo ra những tính năng ưu việt hơn.
- Xây dựng thương hiệu dựa vào mối quan hệ – Chiến lược tạo ra thông điệp có sự kết hợp của người tiêu dùng, lựa chọn của người tiêu dùng.
- Xây dựng thương hiệu dựa vào mong muốn – Dựa trên mong muốn và ước mơ của người tiêu dùng về một hình ảnh cụ thể để mời gọi khách hàng.
- Xây dựng thương hiệu bằng cách giải quyết các vấn đề – Khách hàng gặp các vấn đề trong cuộc sống, cần được giải quyết. Sản phẩm dịch vụ của bạn sẽ là giải pháp để giải quyết các vấn đề cho người tiêu dùng.
- Định vị dựa trên đối thủ cạnh tranh – Dựa trên đối thủ cạnh tranh, so sánh tạo nên sự khác biệt trong tâm trí người dùng. Sự khác biệt sẽ cho người dùng thấy vì sao nên sử dụng dịch vụ và sản phẩm của bạn thay vì đối thủ.
- Định vị dựa trên cảm xúc – Yếu tố cảm xúc là nhân tố tạo nên quyết định mua sắm của nhiều người tiêu dùng. Doanh nghiệp đánh vào cảm xúc khách hàng, tác động lên nhận thức và ấn tượng khi mua hàng.
- Định vị dựa trên công cụ – khá tương đồng với tính năng, nhưng tập trung vào những gì sản phẩm/ dịch vụ mang lại cho khách hàng.
Quy trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp
Để định vị hiệu quả, mỗi doanh nghiệp cần có chiến lược và quy trình cụ thể, riêng biệt. Quy trình định vị thương hiệu cơ bản dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng:
- Bước 1: Nhận định phân khúc khách hàng mục tiêu, phân tích và xây dựng insight khách hàng. Cần trả lời được các câu hỏi: Who? What? Why? Where? When?
- Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh – Biết người, biết ta, hiểu về đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được chiến lược định vị thành công, khác biệt. Phân tích đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp hiểu và có chiến lược riêng, cải thiện những hạn chế đối thủ đang gặp phải.
- Bước 3: Nghiên cứu thuộc tính sản phẩm – phân tích sản phẩm để xác định tính năng, mang đến cho người dùng, điểm mạnh cần làm nổi bật.
- Bước 4: Xác định vị trí của sản phẩm, dịch vụ hiện có để có chiến lược và xác định mục tiêu cụ thể.
- Bước 5: Lựa chọn phương án chiến lược cho thương hiệu phù hợp, với các chiến lược cụ thể.
Một số chiến lược xây dựng nhận thức về thương hiệu:
- Thiết kế website
- SEO website
- Quảng cáo
- Tiếp thị nội dung
- Digital Marketing
- Social Media,…
Xây dựng chiến lược, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp là điều cần thiết, tạo nên sự sống còn và phát triển của các đơn vị.
Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược riêng, khác biệt để tạo dấu ấn cảm xúc với khách hàng. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu về định vị thương hiệu và chiến lược hiệu quả để áp dụng.
Theo nef
Bài viết liên quan:
- Tuyệt chiêu tăng tỷ lệ nhấp chuột tự nhiên cho Website của bạn
- Xây dựng chiến lược nội dung website hiệu quả bằng cách nào?
- 10 bước SEO Audit giúp cải thiện thứ hạng trang website
Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng với phương pháp tiếp thị hiệu quả bằng Inbound Marketing – Giúp doanh nghiệp sản xuất nội dung hấp dẫn, thu hút khách hàng qua việc phân phối nội dung đúng kênh. Tối ưu các nền tảng tiếp thị trực tuyến sẵn có.
Bài viết Định vị thương hiệu thời đại số 4.0 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Inbound Marketing in Vietnam.
source https://inboundmarketing.vn/dinh-vi-thuong-hieu-thoi-dai-so-4-0/
Nhận xét
Đăng nhận xét