Liệu có hướng đi nào cho Marketing mùa Tết 2022 không?
Tết vẫn là dịp để quây quần và sum họp gia đình, tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đó sẽ là một mùa Tết rất “cơ bản” và người dùng sẽ đón Tết dựa trên các nền tảng số hóa. Vậy các nhãn hàng nên làm gì để tiếp cận người dùng trong mùa Tết? Có hướng đi nào cho Marketing trong mùa tết này không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Xây dựng nội dung phù hợp với từng bối cảnh và tăng cường tương tác với người dùng
Vào dịp Tết đến, ai ai cũng muốn lắng nghe những bài hát xuân để không khí Tết thêm rộn ràng. Có thể nghe nhạc lúc nấu ăn, lúc thư giãn, lúc chuẩn bị sửa soạn nhà cửa đón Tết hay cả lúc sum họp gia đình. Đây cũng là điểm chạm lý tưởng nếu nhãn hàng xây dựng được nội dung phù hợp với từng bối cảnh, từng playlist mà người dùng đang lắng nghe.
Nhãn hàng có thể tối ưu hóa nhận dạng thương hiệu thông qua việc tài trợ cho các playlist nhạc Tết độc quyền trên các nền tảng phát nhạc đại chúng và tùy chỉnh từng nội dung sẽ hiển thị để tối đa hóa trải nghiệm của người dùng. Một ưu điểm nổi trội nữa là nhãn hàng có thể sở hữu 100% SOV cho playlist mà mình đã chọn.
Thêm vào đó, do ảnh hưởng của dịch, người dùng có xu hướng ở nhà và giải trí tại nhà nhiều hơn. Nhãn hàng có thể tổ chức Music Live Room trên Zing mp3 để đáp ứng nhu cầu này và tăng cường được sự tương tác với người dùng. Các chương trình âm nhạc với chủ đề Tết được dẫn dắt bởi các MC và nghệ sĩ nổi tiếng chắc chắn sẽ thu hút được đông đảo người xem trong kỳ nghỉ tết dài ngày.
Một xu hướng khác cũng rất đáng chú ý đó là thay vì sử dụng thiệp in truyền thống, người dùng đang ngày càng trao gửi yêu thương cho nhau bằng các loại thiệp nhạc điện tử. Với thiết kế, hình ảnh và hiệu ứng bắt mắt cùng với nhạc nền là các bài hát về dịp Tết, thiệp điện tử ngày càng chứng tỏ ưu thế vượt trội của mình. Các nhãn hàng có thể tận dụng xu hướng này để tăng cường tương tác với người dùng và quảng bá khéo léo thương hiệu, sản phẩm của mình.
Tiếp cận người dùng thông qua các đoạn đối thoại một cách tự nhiên Bên cạnh việc nghe nhạc và giải trí nhiều hơn, người dùng còn có xu hướng trò chuyện, chúc Tết nhiều hơn trên các ứng dụng liên lạc. Và đây là lúc sticker chúc Tết phát huy ưu thế của mình. Sticker sẽ giúp các hội thoại trở nên gần gũi và sinh động hơn, từ đó thông điệp của nhãn hàng cũng được lồng ghép khéo léo để tiếp cận người dùng một cách tự nhiên.
Xây dựng mô hình O2O để tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng
Dịp Tết cũng là lúc người dùng mua sắm nhiều nhất trong năm. Do ảnh hưởng của dịch, người dân có xu hướng mua sắm nhiều hơn ở các trang thương mại điện tử bên cạnh các kênh mua hàng truyền thống.Thực tế này đặt ra thử thách cho nhãn hàng trong việc tối ưu trải nghiệm người dùng từ Online tới Offline và ngược lại.
Tiếp cận người dùng thông qua hợp tác với các trang tin tức uy tín
Mỗi mùa Tết đến, người dùng sẽ thường xuyên cập nhật tin tức về thị trường, giá cả hàng hóa, các mẹo để trang trí nhà cửa hay nấu ăn chuẩn bị đón Tết…Đây chính là điểm chạm để nhãn hàng cân nhắc và hợp tác với các trang tin uy tín để tiếp cận người dùng thông qua nhiều hình thức như: tài trợ tuyến bài Tết, tổ chức các cuộc thi cho độc giả, kết hợp tổ chức các hoạt động CSR mùa Tết…
Theo adtima
Bài viết liên quan:
- Xu hướng người tiêu dùng cho mùa Tết 2022
- Điểm danh 8 xu thế Marketing Online sẽ diễn ra trong năm 2022
- Xu hướng Marketing 2022 chủ doanh nghiệp & Marketer cần biết
Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng với phương pháp tiếp thị hiệu quả bằng Inbound Marketing – Giúp doanh nghiệp sản xuất nội dung hấp dẫn, thu hút khách hàng qua việc phân phối nội dung đúng kênh. Tối ưu các nền tảng tiếp thị trực tuyến sẵn có.
Bài viết Liệu có hướng đi nào cho Marketing mùa Tết 2022 không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Inbound Marketing in Vietnam.
source https://inboundmarketing.vn/lieu-co-huong-di-nao-cho-marketing-mua-tet-2022-khong/
Nhận xét
Đăng nhận xét