Chuyển đến nội dung chính

Top 7 Xu Hướng Quảng Cáo Nổi Bật Năm 2022 Bạn Không Thể Bỏ Qua!

Xu hướng quảng cáo trong năm 2022 nào mà các marketer cần nắm bắt ? những loại hình quảng cáo nào để gặt hái thành công? Cùng Inbound Marketing điểm qua những loại hình quảng cáo đáng quan tâm trong năm 2022!

1. Video advertising – Quảng cáo bằng video

Xu hướng quảng cáo bằng video đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing của nhiều thương hiệu. Loại hình này là “trợ thủ” đắc lực của thương hiệu trong việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thu hút khách hàng tiềm năng.

Không phải là một loại hình quảng cáo mới xuất hiện hay đang phát triển, nhưng trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội video như YouTube và TikTok đang thống trị khắp thế giới, video advertising vẫn là ưu tiên hàng đầu của nhiều marketer. Không chỉ vậy, người đứng đầu Instagram – Adam Mosseri mới đây đã chia sẻ về những nỗ lực “gấp đôi” để phát triển hình thức video, hợp nhất tất cả các sản phẩm video vào Reels trong năm 2022 và đưa Instagram không còn là nền tảng chia sẻ hình ảnh.

2. Social media advertising – Quảng cáo trên mạng xã hội

Bên cạnh video marketing, social media advertising cũng là một loại xu hướng quảng cáo không thể thiếu trong kế hoạch của nhiều marketer. Với hơn 4 tỷ người dùng, mạng xã hội đem đến khả năng tiếp cận cao, giúp gia tăng nhận thức về thương hiệu và củng cố mối quan hệ với khách hàng. Các nền tảng như Twitter, Facebook, Instagram và LinkedIn sẽ tiếp tục là mảnh đất màu mỡ để các nhãn hàng quảng bá sản phẩm và hình ảnh thương hiệu.

Ngoài ra, mạng xã hội cũng là công cụ giúp thương hiệu tái xác định mục tiêu (retargeting) hữu hiệu. Để thu hút lại những khách hàng tiềm năng của thương hiệu, thương hiệu có thể sử dụng SharpSpring Ads. Đây là nền tảng được phát triển để marketer nhắm mục tiêu quảng cáo với độ chính xác cao trên các trang mạng xã hội Facebook, Instagram, TikTok,… từ đó làm tăng doanh thu và tỷ lệ chuyển đổi cho thương hiệu.

3. Mobile Advertising – Quảng cáo qua di động

Digital marketing (Tiếp thị kỹ thuật số) là hoạt động quảng bá sản phẩm, thương hiệu và tiếp cận khách hàng trên nền tảng kỹ thuật số. Tính đến tháng 7/2021, trên thế giới ghi nhận 56% lưu lượng truy cập web là đến từ điện thoại di động. Nếu quay trở về năm 2011, con số này chỉ đạt mức 6%.

Mobile advertising (quảng cáo qua di động) là loại hình quảng cáo trên các thiết bị di động thông qua các banner (biểu ngữ), pop-up (hộp thoại) hay các tin nhắn SMS. Áp dụng thành công loại hình này, marketer có thể đưa chiến dịch quảng cáo đến khách hàng hiệu quả hơn bao giờ hết.

4. Display advertising – Quảng cáo hiển thị

Display advertising là một dạng xu hướng quảng cáo xuất hiện trên các website, phương tiện truyền thông mạng xã hội, ứng dụng,… Do những mẫu quảng cáo này thường có thiết kế và vị trí hiển thị nổi bật, nên đôi lúc gây khó chịu cho khách hàng. Tuy nhiên, chúng “ghi điểm” nhờ phạm vi tiếp cận khách hàng rộng lớn và có thể được áp dụng dễ dàng. Nhà tiếp thị có thể tạo và theo dõi quảng cáo hiển thị thông qua sự hỗ trợ của dịch vụ Google AdWords.

Marketer có thể áp dụng display advertising để tăng độ phủ sóng cho thương hiệu.

Thời điểm hiện tại, người tiêu dùng ngày càng có xu hướng hạn chế sự làm phiền của quảng cáo, khiến quảng cáo hiển thị đứng trước khả năng bị “xóa sổ”. Nhằm tối ưu hóa khả năng quảng bá sản phẩm mà vẫn đem đến cho người tiêu dùng trải nghiệm ấn tượng, marketer cần dành nhiều thời gian để thử nghiệm loại hình này. Một quảng cáo hiển thị vừa đủ sẽ giúp củng cố nhận thức về thương hiệu, truyền tải thông điệp hiệu quả và thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

5. Print advertising – Quảng cáo trên báo và tạp chí

Ngành công nghiệp quảng cáo đã có nhiều bước phát triển nhảy vọt từ những năm 1940, nhưng sự hiệu quả và độ phổ biến của những mẫu quảng cáo truyền thống trên các tờ báo và tạp chí vẫn không thể phủ nhận. Ngày nay, phần lớn print advertising (hay print ads) đã được chuyển sang dạng kỹ thuật số, xuất hiện trong các trang báo hay tạp chí trực tuyến.

Print ad ủng hộ Tháng nhận thức ung thư vú của Hyundai với thông điệp “Details can be important” (tạm dịch: mỗi chi tiết nhỏ đều quan trọng).

Khác với quảng cáo kỹ thuật số, print advertising gây trở ngại trong việc theo dõi và phân tích hiệu suất của chiến dịch một cách chính xác. Vì vậy nhiều thương hiệu đã linh hoạt kết hợp bản in (print) vào chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số để đo lường độ hiệu quả của chiến lược tiếp thị chính xác hơn.

6. Broadcast advertising – Quảng cáo phát sóng

Xu hướng quảng cáo phát sóng là loại hình sử dụng TV hoặc radio để quảng bá sản phẩm và dịch vụ. Trong đó, quảng cáo trên TV có phạm vi tiếp cận khách hàng rộng rãi hơn và đem đến trải nghiệm đa giác quan hấp dẫn cho người xem.

Quảng cáo trên TV vẫn luôn là một hình thức đáng áp dụng cho các thương hiệu

Tuy nhiên, quảng cáo trên TV thường tiêu tốn khá nhiều chi phí và khiến khán giả chuyển kênh để bỏ qua TVC. Một giải pháp thay thế ít tốn kém hơn cho hình thức trên chính là quảng cáo trên radio. Bằng cách phát quảng cáo vào giữa các bài hát và các chương trình, hình thức này giúp thương hiệu tiếp cận đến khách hàng địa phương một cách dễ dàng. Nếu marketer muốn sử dụng một hình thức khác có quy mô toàn quốc hay toàn thế giới, quảng cáo trên podcast cũng là một giải pháp lý tưởng.

7. Native advertising – Quảng cáo hiển thị tự nhiên

Native advertising là loại xu hướng quảng cáo khiến người xem có trải nghiệm như đang xem một bài viết bình thường trên website, blog hay các trang mạng xã hội mà không nhận ra rằng họ đang xem một quảng cáo. Nhờ đó, hình thức này không gây phản cảm hay khó chịu, đồng thời giúp giữ chân người xem hiệu quả hơn so với các quảng cáo kỹ thuật số khác.

3 chiến dịch quảng cáo trọng tâm của năm 2022

1. Promotional campaign – Chiến dịch xúc tiến bán hàng

Chiến dịch xúc tiến bán hàng (hay khuyến mại) kích thích khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ và làm tăng độ nhận diện cho thương hiệu trong thị trường thông qua các chương trình giảm giá, tặng quà,…. Hay nói cách khác, đây là hoạt động nhằm thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ. Chẳng hạn, marketer có thể chạy một chiến dịch trên Facebook để quảng bá về một sự kiện sắp tới của doanh nghiệp.

2. Engagement campaign – Chiến dịch tương tác

Engagement campaign là chiến dịch nhằm tăng hiệu quả truyền thông để thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động như mua hàng, đăng ký bản tin điện tử,… Phương pháp này có tác dụng thu hút và giữ chân khách hàng tiềm năng, từ đó thúc đẩy họ mua sản phẩm, dịch vụ và tạo dựng nhận thức về thương hiệu.

Sàn thương mại điện tử Shopee thường sử dụng các minigame để thu hút khách hàng

3. Retention campaign – Chiến dịch giữ chân khách hàng

Việc giữ chân người tiêu dùng luôn tốn ít chi phí và dễ thực hiện hơn so với việc chuyển đổi khách hàng mới. Vì vậy, chiến dịch giữ chân khách hàng là vô cùng quan trọng. Khi được thực hiện đúng, chiến dịch sẽ giúp doanh nghiệp trở thành thương hiệu “top-of-mind” trong tâm trí khách hàng, thôi thúc họ tiếp tục tin dùng sản phẩm, dịch vụ trong tương lai.

Thương hiệu cần có nhiều chiến dịch giữ chân khách hàng

6 hạng mục quảng cáo mà nhiều thương hiệu sẽ đầu tư hơn trong năm 2022

1. Short-form video – Video dạng ngắn

Năm 2021 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của video dạng ngắn trên mọi nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là TikTok. Trong một cuộc khảo sát của HubSpot Blog với sự tham gia của 1.000 chuyên gia marketing toàn cầu, có đến 85% nhà tiếp thị cho rằng video dạng ngắn là loại nội dung hiệu quả nhất trong năm 2021. Bên cạnh đó, 64% người tham gia khảo sát chia sẻ họ đã có kế hoạch đầu tư chi tiêu quảng cáo vào video dạng ngắn trong năm nay.

TikTok – một trong những mạng xã hội chia sẻ video ngắn hàng đầu hiện nay

Khác với nhiều hình thức tiếp thị kỹ thuật số, video dạng ngắn tạo ra trải nghiệm phong phú, hấp dẫn và dễ chia sẻ trong cộng đồng người dùng. Ngoài TikTok, ngày càng nhiều nền tảng mạng xã hội tạo ra chức năng video ngắn như Youtube Shorts và Instagram Reels. Nhà tiếp thị nên đầu tư nhiều ngân sách và chất xám để bắt kịp sản xuất video ngắn ngay vì đây là xu hướng luôn “nóng” và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Thương hiệu cũng không nên bỏ qua Instagram Reels

2. TikTok và YouTube

Trong một cuộc khảo sát khác của HubSpot năm 2021, 44% nhà tiếp thị có dự định bắt đầu sử dụng YouTube và 61% marketer cân nhắc việc tăng đầu tư vào marketing trên TikTok trong năm 2022.

Với hơn 1 tỷ người dùng đang hoạt động, YouTube là trang web phổ biến thứ hai sau Google – công ty sở hữu YouTube. Điều này chỉ ra rằng những khách hàng tiềm năng của thương hiệu có thể đang hoạt động trên nền tảng này. Vì thế, YouTube luôn là công cụ hữu ích để marketer truyền tải thông điệp, quảng bá thương hiệu và tăng khả năng chuyển đổi khách hàng.

Tính năng YouTube Shorts hứa hẹn sẽ bùng nổ trong năm 2022

Nền tảng đang cạnh tranh với YouTube chính là TikTok – ứng dụng được tải xuống nhiều nhất vào năm 2020 và 2021. Trong vài năm trở lại đây, TikTok không chỉ là ứng dụng được yêu thích bởi Gen Z mà còn là nền tảng phổ biến đối với thế hệ Millennials. Vì vậy, các marketer và thương hiệu đẩy mạnh việc sử dụng TikTok trong chiến lược quảng cáo trong năm 2022 này.

3. Live video streaming – Video phát trực tiếp

Nhiều nhà tiếp thị đã thử nghiệm video phát trực tiếp kể từ năm 2020 và nhận ra khả năng thu hút và giữ chân khách hàng hiệu quả của hình thức này. Về mặt chi phí, video phát trực tiếp thường ít tốn kém hơn việc sản xuất một video quảng cáo. Nhiều nền tảng mạng xã hội có tích hợp tính năng phát trực tiếp như Facebook và Twitter sẽ mang đến cơ hội cho thương hiệu mở rộng phạm vi tiếp cận và tương tác nhiều hơn với khách hàng.

Các video phát trực tiếp bán hàng ngày càng trở nên thịnh hành

HubSpot dự đoán trong tương lai, việc thực hiện các video phát trực tiếp sẽ trở thành một điều không thể thiếu trong chiến lược marketing. Người tiếp thị cần cải thiện kỹ năng thuyết trình, học cách lôi kéo người xem và luôn cập nhật những xu hướng, tiêu chuẩn mới khi ứng dụng live video streaming.

4. Conversational marketing – Tiếp thị hội thoại

Tiếp thị hội thoại và chatbot (hộp trò chuyện) đang dần trở nên phổ biến trên các nền tảng trực tuyến. Trong năm 2021, có 47% nhà tiếp thị cho biết đã tận dụng chatbot trong chiến lược tiếp thị, tăng 45% so với năm 2020.

Nguyên nhân khiến HubSpot dự đoán loại tiếp thị này sẽ nở rộ trong năm 2022 là vì: thứ nhất, chatbot hiện đã được tối ưu cho trải nghiệm khách hàng và có thể được tích hợp vào trang web dễ dàng; thứ hai, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) đã hỗ trợ con người đáng kể trong việc kết nối và quản lý khách hàng tiềm năng.

Hình thức tiếp thị qua Chatbot hứa hẹn sẽ tiếp tục phổ biến trong năm 2022

Trong thời gian tới, AI hứa hẹn sẽ mở ra nhiều công cụ hỗ trợ khách hàng, nhắm mục tiêu quảng cáo, quản lý chiến dịch. Đồng thời, AI cũng là tiền đề cho marketing automation – xu hướng tiếp thị được đề cập sau đây.

5. Marketing automation – Tự động hóa tiếp thị

Theo báo cáo State of Marketing của HubSpot, có 76% công ty đã sử dụng tự động hóa tiếp thị, và 26% doanh nghiệp có kế hoạch tích hợp công cụ vào chiến dịch marketing của họ trong năm 2022. Việc sử dụng các phần mềm tự động sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các hoạt động marketing. Điều này đảm bảo các đầu việc được diễn ra trơn tru và nhanh chóng. Chẳng hạn, công cụ marketing automation AdStage. Nó cung cấp tính năng tự động hóa việc lên lịch trình và theo dõi các quảng cáo kỹ thuật số.

Phần mềm tự động hóa tiếp thị AdStage hữu ích

Trong báo cáo The State of Marketing Automation for Agencies của SharpSpring, 90% agency quảng cáo cho biết chiến lược tự động hóa tiếp thị của họ đã thành công.

6. Hybrid events – Sự kiện kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp

Các sự kiện kết hợp trên nền tảng trực tuyến (ảo) và ngoài đời thực hứa hẹn sẽ trở thành xu hướng nổi bật trong năm nay. Bằng cách tận dụng công nghệ về hội họp trực tuyến hoặc livestream, những sự kiện này có thể khuyến khích khách hàng tham dự và tương tác mà không gặp bất kỳ rào cản nào.

Một báo cáo của Bizzabo cho thấy 93% chuyên gia tổ chức sự kiện có kế hoạch đầu tư vào hạng mục này sau đại dịch. HubSpot dự đoán con số này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.

Thương hiệu bia Desperados dự định ra mắt sự kiện hybrid ngay sau khi đại dịch kết thúc

Nguồn: Advertisingvietnam

Bài viết liên quan:

  1. Xu Hướng Mua Sắm Nào Sẽ Lên Ngôi Trong Năm 2022?
  2. Để sản phẩm mới đạt hiệu quả cần có kế hoạch marketing như thế nào?
  3. Bỏ túi 5 bí kíp để có một bài viết Review nghìn LIKE !

Bài viết Top 7 Xu Hướng Quảng Cáo Nổi Bật Năm 2022 Bạn Không Thể Bỏ Qua! đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Inbound Marketing in Vietnam.



source https://inboundmarketing.vn/top-7-xu-huong-quang-cao-noi-bat-nam-2022-ban-khong-the-bo-qua/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5 cách giúp bạn kiểm tra website hoạt động có hiệu quả không?

Công thức làm content marketing cho website hiệu quả

Làm thế nào để tăng lượng truy cập với bài viết trên website