Tìm hiểu về cấu trúc Silo mà các SEOer cần biết

Tuy nhiên, một cấu trúc thịnh hành hiện nay mang đến nhiều tiện ích xây dựng nội dung vượt trội và được các SEOer ứng dụng khá rộng rãi chính là cấu trúc silo. Vậy cấu trúc silo là gì? Sử dụng cấu trúc này sẽ mang đến hiệu quả và cách tạo cấu trúc như thế nào?

Cấu trúc silo là gì? Lợi ích khi sử dụng cấu trúc này

Nếu như các bạn quan sát kỹ website thông thường thì các danh mục được đứng song song với nhau. Còn các bài viết cùng trong một danh mục liên kết tuần tự với nhau. Mỗi bài viết cuối của danh mục này thường được liên kết với danh mục tiếp theo.

Cứ như vậy, chúng tạo thành một vòng tuần hoàn liên kết kín. Đi theo một đường vòng và không có sự chồng chéo lên nhau. Vậy còn có cách sắp xếp nào khác không? Hay nói cách khác là nội dung web có thể được triển khai theo cấu trúc khác. Vậy cấu trúc đó là gì?

tim-hieu-ve-cau-truc-silo-ma-cac-seoer-can-biet

Cấu trúc silo là gì?

Trước khi tìm hiểu về cấu trúc silo là gì thì trước hết các bạn cần phải biết silo là gì? Silo là một hiệu ứng có chức năng bóc tách các nội dung được xây dựng trên website thành những chủ đề nổi bật có mối quan hệ liên kết với nhau.

Từ đó giúp cho khách hàng, người tìm kiếm dễ dàng tìm được những nội dung thông tin liên quan đến nhau. Để nắm bắt được toàn bộ thông tin của vấn đề.

Cấu trúc silo là là một mô hình xây dựng link nội dung các bài viết của web hiệu quả. Cấu trúc này cho phép các SEOer dễ dàng phân phối và tích hợp nhiều nội dung liên quan có cùng chủ đề lại với nhau.

Từ đó tạo nên các chủ đề chính, chủ đề phụ. Để xây dựng nên một guồng quay được liên kết chặt chẽ với nhau. Và đây cũng chính là cấu trúc có mức độ sử dụng phổ biến nhất hiện nay khi xây dựng nội dung content web.

Phân loại cấu trúc silo

Cấu trúc silo hiện có 2 dạng chủ yếu là cấu trúc silo vật lý và cấu trúc silo ảo. Thông tin cụ thể về 2 loại cấu trúc này được hiểu như sau:

Silo vật lý

Silo vật lý là hình thức xây dựng cấu trúc tạo danh mục sử dụng thư mục trong cấu trúc URL của trang web. Cấu trúc thư mục này cho phép khách hàng có thể truy cập và tìm hiểu dễ dàng cách sắp xếp nội dung của web.

Tuy nhiên, hạn chế của silo vật lý mà trường hợp không sử dụng danh mục trong URL thì không thể tạo được cấu trúc.

Silo ảo

Silo ảo là hình thức cấu trúc sử dụng internal link – liên kết nội bộ để tạo đường link liên kết các nhóm bài có cùng nội dung, và tách rời những bài khác nội dung. Từ cách sắp xếp đó sẽ giúp gia tăng hiệu quả truy cập cho những landing page chính của từng silo của website.

Tại sao nên sử dụng cấu trúc silo web?

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong cấu trúc silo là gì? Tiếp theo sẽ tiếp tục đi tìm lời giải cho câu hỏi: Tại sao cần sử dụng cấu trúc silo?

Xây dựng chỉ mục công cụ tìm kiếm

Lợi ích đầu tiên của cấu trúc silo đem đến cho người dùng là giúp xây dựng chỉ mục công cụ tìm kiếm khoa học, dễ dàng. Với cách xây dựng cấu trúc này bạn đã tạo được một tập hợp các liên kết nội bộ của từng trang trong web. Tất cả tập trung dồn sức mạnh về trang chủ.

Chỉ cần tìm kiếm một từ khóa trên thanh công cụ của các ứng dụng như google thì cấu trúc này sẽ báo rằng website của bạn đang có những nội dung đó chất lượng.

Với cấu trúc này nó sẽ loại bỏ đâu là chủ đề chính, đâu là chủ đề phụ. Bởi nó chỉ quan tâm đến nội dung của các bài viết, các trang của bạn có liên quan đến từ khóa mà bạn tìm kiếm. Và từ đó dẫn đến đường link liên kết nội bộ có trong bài viết.

Đồng thời, từ bài viết có từ khóa chính tìm kiếm đó bạn có thể định hướng cho khách hàng đến những trang khác trong bài có nội dung liên quan, tin tức về vấn đề khách hàng muốn quan tâm. Như vậy sẽ tăng lượng traffic tìm kiếm tự nhiên cho website của bạn. Từ đó sẽ giúp web bạn nhanh lên vị trí top seo tìm kiếm.

Tham khảo thêm: Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Hiệu Quả Chỉ Với 15 Phút

Trải nghiệm cùng với khách hàng

Lợi ích tiếp theo khi xây dựng cấu trúc silo chính là giúp người tạo web, doanh nghiệp, công ty được trải nghiệm cùng với khách hàng. Khách hàng truy cập trang web của bạn thì bạn hoàn toàn có quyền điều hướng trang web khác có nội dung liên quan đến keyword khách hàng tìm kiếm.

Bên cạnh đó có thể tăng thời gian truy cập và lượng truy cập cho bài viết, cho website. Khi thời gian khách hàng ở lại web lâu google sẽ dựa vào đây đánh giá chất lượng của web, mang lại giá trị hiệu quả.

Như vậy, với hai lợi ích vô cùng to lớn đã được chúng tôi chia sẻ ở trên. Một lần nữa chúng ta có thể đồng khẳng định rằng cấu trúc silo đóng vai trò cực kỳ quan trọng và mang đến nhiều lợi ích cho SEOer, cho doanh nghiệp và cho cả người tiêu dùng, khách hàng trải nghiệm.

tim-hieu-ve-cau-truc-silo-ma-cac-seoer-can-biet

Hướng dẫn quy trình 5 bước tạo cấu trúc silo cho website

Silo là gì? Lợi ích của silo đem lại ra làm sao đã được lần lượt giải đáp ở trên. Vậy để thiết kế xây dựng nên cấu trúc silo hoàn chỉnh cần thực hiện những công việc gì? Quy trình thực hiện ra sao?

Cùng theo dõi chia sẻ quy trình 5 bước xây dựng cấu trúc silo đánh bại mọi đối thủ sau đây nhé.

Bước 1: Xác định chủ đề website

Xác định chủ đề web không phải là bạn chỉ quan tâm đến mình nội dung content mà bước này bạn phải xác định, định hướng mọi mục tiêu, chiến lược phát triển của web. Mà bạn phải thực hiện hàng loại công việc, những công việc chủ yếu nhất như:

  • Xác định hướng phát triển của web
  • Chủ đề web sẽ xây dựng hiện tại, tương lai
  • Phân tích, nghiên cứu từ khóa chính, từ khóa phụ để chạy top
  • Phương hướng tương tác, tiếp cận, trao đổi khách hàng
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh
  • Dự trù nguồn kinh phí chạy quảng cáo,…
  • Xây dựng đường link liên kết nội bộ

Bước 2: Thiết kế, xây dựng cấu trúc silo

Bản chất của internet là một chuỗi các trang web được liên kết với nhau. Tạo nên một kho dữ liệu số cung cấp thông tin đa lĩnh vực cho mọi người.

Nội dung càng chia nhỏ thành các trang với đúng chủ đề thì google càng dễ dàng nhận diện và cung cấp đến khách hàng. Vì vậy xây dựng mạng cấu trúc silo chính là hướng đến mục đích này.

Hiện nay, có 2 cách xây dựng cấu trúc silo được các SEOer tin dùng là Physical Silo & Virtuals Silo. Để chọn 1 trong 2 cách là tùy thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng của các SEOer.

Đối với khách hàng, người có ít kinh nghiệm thì xây dựng silo cần thực hiện những công việc sau:

  • Sắp xếp một nhóm các trang chủ đề con dưới một chủ đề chính. Bởi google sẽ cho ra kết quả từ lớn đến nhỏ.
  • Xây dựng ít nhất 5 content trong một danh mục. Nội dung của những content này phải có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để tạo nên liên kết nội bộ hợp lý, khách quan mà không gò bó.

Bước 3: Xây dựng các liên kết để tạo nên cấu trúc silo

Bước tiếp theo trong quy trình 5 bước xây dựng và phát triển cấu trúc silo chính là tạo dựng nên các liên kết. Công đoạn này các SEOer chủ yếu là sử dụng các ứng dụng thiết lập liên kết. Có 5 ứng dụng thiết lập liên kết hiệu quả cho cấu trúc silo.

  • Internal link
  • Inbound Linking
  • Outbound Linking
  • Content trong trang

Bước 4: Đầu tư xây dựng content

Để tạo được cấu trúc silo thì không thể không tạo dựng nội dung content chất lượng, hoàn chỉnh. Cách tốt nhất là phân tích các đối thủ cạnh tranh có vị trí top cao trên công cụ tìm kiếm google. Và điều quan trọng để đưa nội dung lên top chính là xây dựng mật độ từ khóa hiệu quả, chính xác trong bài viết.

Bước 5: Duy trì hoạt động và phát triển cấu trúc silo

Bước cuối cùng hoàn chỉnh quy trình xây dựng cấu trúc silo chính là duy trì hoạt động và phát triển của cấu trúc. Để phát triển tốt thiểu trước hết làm nhánh nào của cấu trúc phải tốt nhất đó, tốt cái trước mới tạo cho cái sau phát triển.

Số lượng bài content chất lượng phải bằng hoặc hơn đối thủ. Và đặc biệt tạo dựng cấu trúc khoa học để google dễ dàng nhận diện và thúc đẩy web của bạn lên top nhanh chóng, tăng hiệu quả kinh tế.

Những lưu ý khi xây dựng cấu trúc silo

Silo là gì? Đó là một mô hình xây dựng nội dung được liên kết với nhau. Do đó, bất kỳ một danh mục, nội dung nào gặp vấn đề cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của cấu trúc. Vậy làm thế nào để xây dựng cấu trúc silo hiệu quả nhất, hãy tham khảo những lưu ý sau:

  • Đối với những website cũ không nên tự ý thay đổi cấu trúc. Chỉ thay đổi nhỏ khi đã test thử những nội dung trong danh mục nhỏ hiệu quả. Với những website này bạn nên chú trọng vào công đoạn tối ưu liên kết. Hoặc tái tạo lại nội dung để xây dựng liên kết cho phù hợp.
  • Với trang thương mại điện tử cần chú trọng xây dựng hệ thống bộ lọc hoàn chỉnh, đầy đủ tính năng để tối ưu SEO và dễ dàng chuyển đổi.

Tóm lại, silo là gì hay vai trò và cách xây dựng silo đã được chúng tôi cung cấp đầy đủ, chi tiết trong bài viết dưới đây. Nếu các SEOer biết cách tận dụng cấu trúc này thì khả năng tối ưu seo của web sẽ hiệu quả, giữ được top trong các công cụ tìm kiếm.

Nếu quý khách hàng còn băn khoăn những thông tin xây dựng cấu trúc, xây dựng web hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Đồng thời nhận được nhũng ưu đãi hấp dẫn nhất.

Bài viết liên quan:

Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng

ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng với phương pháp tiếp thị hiệu quả bằng Inbound Marketing – Giúp doanh nghiệp sản xuất nội dung hấp dẫn, thu hút khách hàng qua việc phân phối nội dung đúng kênh. Tối ưu các nền tảng tiếp thị trực tuyến sẵn có.

ONESE Digital Marketing

Điện thoại028 6292 1313

Emailinfo@onese.vn

Bài viết Tìm hiểu về cấu trúc Silo mà các SEOer cần biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Inbound Marketing Agency.



source https://inboundmarketing.vn/tim-hieu-ve-cau-truc-silo-ma-cac-seoer-can-biet/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5 cách giúp bạn kiểm tra website hoạt động có hiệu quả không?

Công thức làm content marketing cho website hiệu quả

Làm thế nào để tăng lượng truy cập với bài viết trên website