Tất tần tật về xây dựng kế hoạch truyền thông
Để gia tăng sự hiện diện của thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường, hoạt động xây dựng kế hoạch truyền thông cần được tổ chức bài bản, hiệu quả. Lập kế hoạch truyền thông là công việc quan trọng giúp nâng tầm và gia tăng khả năng phủ sóng thương hiệu của một tổ chức. Đây là việc quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm và thực hiện tốt.
Để giúp mọi người dễ dàng triển khai các chiến lược truyền thông dễ dàng, bài viết sẽ chia sẻ 8 bước lập kế hoạch truyền thông hiệu quả theo nội dung dưới đây.
Kế hoạch truyền thông là gì?
Kế hoạch truyền thông hiểu đơn giản là việc tạo ra một bản kế hoạch bao gồm các thông tin như mục tiêu triển khai, đối tượng hướng đến, phương thức truyền thông hay các phương án triển khai…trong từng giai đoạn cụ thể của chiến dịch truyền thông. Mục tiêu lớn nhất của kế hoạch là hướng dẫn thực hiện các mục tiêu mà chiến dịch đã vạch ra kế hoạch với truyền thông. Chính vì vậy, khi lập kế hoạch truyền thông, bạn cần phải đảm bảo các yếu tố khả thi và các kế hoạch dự phòng khác để đảm bảo doanh nghiệp có khả năng ứng phó với biến đổi của thị trường.
8 bước thiết lập kế hoạch truyền thông hiệu quả
Để có thể hiểu được một cách hoàn chỉnh về kế hoạch truyền thông, bạn cần nắm rõ được 8 bước thiết lập kế hoạch truyền thông hiệu quả dưới đây:
Bước 1: Phân tích tổng quan theo mô hình SWOT
Phân tích tổng quan là một bước quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hướng đi truyền thông của doanh nghiệp. Hướng đi này được thông qua những phân tích cụ thể về các yếu tố có thể tác động đến hiệu quả mà doanh nghiệp truyền thông. Bạn có thể sử dụng các công cụ hữu ích như mô hình SWOT. Mô hình này sẽ cho bạn thấy những điểm mạnh, điểm yếu trong nội tại doanh nghiệp còn OT sẽ là bức tranh toàn cảnh bên ngoài cho thấy diễn biến của sự kiện.
Bước 2: Lựa chọn mục tiêu truyền thông
Lựa chọn mục tiêu truyền thống là cách mà bạn giải quyết vấn đề nhu cầu, mong muốn của chính bạn. Vì vậy, trước khi xây dựng kế hoạch truyền thông, doanh nghiệp cần đưa ra chi tiết nhất một mục tiêu cụ thể để đảm bảo rằng các công đoạn ngay sau đó sẽ luôn được vận hành để hướng tới việc hoàn thành mục tiêu.
Bước 3: Xác định công chúng mục tiêu
Công chúng mục tiêu chính là một danh mục không thể thiếu trong các bước xây dựng kế hoạch truyền thông của doanh nghiệp. Thông qua điều này, bạn có thể đưa ra các thông điệp và giải pháp để có thể tăng hiệu quả lan toả truyền thông cũng như tiếp cận khách hàng một cách tốt nhất.
Bạn cần tìm hiểu chi tiết công chúng mục tiêu mà mình hướng tới, lý giải tại sao bạn lại lựa chọn đối tượng đó để marketer có thể vẽ phác hoạ chân dung và hành vi của khách hàng một cách dễ dàng, rõ nét và chân thực.
Bước 4: Xác định thông điệp để truyền thông
Thông điệp chính là điều mà bạn cần nói đến trước khi làm truyền thông để trả lời cho thắc mắc của khách hàng là tại sao họ lại phải quan tâm hoặc mua sản phẩm được nhắc tới trong kế hoạch truyền thông của doanh nghiệp? Chính bởi vậy, bạn chắc chắn phải hiểu được nhu cầu của khách hàng để đưa ra được thông điệp có tác động và khả năng thôi thúc hành động của khách hàng.
Bước 5: Thiết kế truyền thông
Để có thể thiết kế được một bộ truyền thông một cách hoàn chỉnh, doanh nghiệp cần nắm rõ được 3 yếu tố then chốt bao gồm:
- Chiến lược về thông điệp truyền thông (Message strategy)
- chiến lược về hình thức sáng tạo (Creative strategy)
- Nguồn phát thông điệp (Message source).
Bước 6: Lựa chọn kênh truyền thông
Lựa chọn kênh truyền thông trong mỗi loại hình, mỗi loại kế hoạch là hoàn toàn khác nhau. Chính vì lý do đó mà bạn nên cân nhắc lựa chọn phương thức truyền thông một cách kỹ càng và phù hợp để làm truyền thông hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn một số kênh như báo chí, truyền hình, mạng xã hội,..
Bước 7: Xác định Budget và chiến thuật truyền thông
Một trong những phần khá quan trọng và trọng tâm trong kế hoạch truyền thông chính là xác định Budget và chiến thuật truyền thông. Vì vậy mà doanh nghiệp nên thiết lập một cách chi tiết từ 2 đến 3 chiến lược đối với nhóm công chúng mục tiêu với từng nội dung chi tiết bên trong cũng như chi phí cụ thể cho từng công việc trong kế hoạch.
Bước 8: Đo lường hiệu suất và báo cáo
Là một bước quan trọng, doanh nghiệp cần thực hiện đo lường hiệu suất và báo cáo lại để có thể thấy được lượng công việc thực tế trong kế hoạch đã hoàn thành. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể đưa ra đánh giá mức độ hiệu quả của kế hoạch và đưa ra biện pháp điều chỉnh và xử lý chiến lược sao cho phù hợp bởi không phải kế hoạch nào cũng có khả năng mang lại được hiệu quả theo như mong đợi của bạn.
SMCRFN – Yếu tố cần có khi lập kế hoạch truyền thông
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều ứng dụng nền tảng xây dựng kế hoạch truyền thông SMCRFN để công việc này thực hiện được hiệu quả. Kế hoạch dù phát triển theo các hướng bất kỳ thì cũng cần phải đảm bảo có đầy đủ các yếu tố dưới đây.
- Source/Sender (Nguồn): Nguồn có thể là một tổ chức hay một cá nhân bất kỳ có thể lan tỏa hay phát đi những thông điệp của doanh nghiệp đến công chúng.
- Message (Thông điệp): Thông điệp chính là phần nội dung chính chủ đạo mà doanh nghiệp cần tạo ra để có thể gửi đến các đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.
- Channel (Kênh): Với sự góp sức của các kênh và các phương thức hỗ trợ truyền tải thông điệp mà doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với lượng lớn người dùng.
- Receiver (Người nhận): Receiver chính là các đối tượng khách hàng và công chúng mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng đến.
- Feedback (Phản hồi): Những phản hồi, đánh giá của khách hàng có thể là lời nhận xét về ưu điểm hoặc khuyết điểm của sản phẩm. Thông qua feedback, doanh nghiệp sẽ rút ra được kinh nghiệm cho mình và đưa ra các giải pháp hợp lý để cải thiện và điều chỉnh kế hoạch theo hướng tốt hơn.
- Noise (Nhiễu): Độ nhiễu chính là những yếu tố phát sinh xảy ra trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch. Điều này sẽ khiến thông điệp trở nên sai lệch và kế hoạch sẽ không được diễn ra theo đúng lộ trình đã xây dựng trước.
Thiết lập kế hoạch truyền thông thực sự là một công việc không hề đơn giản.
Triển khai inbound marketing giúp doanh nghiệp “tạo” ra khách hàng bền vững
Inbound Marketing là một chiến lược tiếp thị hai chiều nhắm đến khách hàng tiềm năng bằng cách tự mình cung cấp thông tin hữu ích thông qua các phương pháp viết nội dung, tương tác trên các mạng xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, chiến lược content marketing hiện đại…
Khách hàng sẽ tìm đến thương hiệu khi họ có nhu cầu thông qua bộ máy tìm kiếm nào đó như Google, Facebook, Bings bằng các bài viết SEO, những bản tin đăng ký, từ khóa, livestream, hội thảo trên web,sách điện tử, ứng dụng. Cũng như họ có thể nhìn thấy thương hiệu thông qua các trang Fanpage, Youtube, Zalo, TikTok… khi phân phối nội dung, và các khách hàng tiềm năng chia sẻ và tương tác với thương hiệu trên các nền tảng trực tuyến. Ưu điểm tuyệt vời của Inbound marketing là những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp không hề làm phiền đến khách hàng như chiến lược tiếp thị truyền thống.
Nguồn tham khảo: Bizfly
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung – Dịch vụ Inbound Marketing 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.
Bài viết Tất tần tật về xây dựng kế hoạch truyền thông đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Inbound Marketing Agency.
source https://inboundmarketing.vn/tat-tan-tat-ve-xay-dung-ke-hoach-truyen-thong/
Nhận xét
Đăng nhận xét