Khái niệm và lưu ý khi nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền thương hiệu là một phương pháp đẩy nhanh sự hiện diện của thương hiệu ở nhiều địa điểm khác nhau. Cùng tìm hiểu đầy đủ về nhượng quyền thương hiệu và lưu ý khi mua nhượng quyền thương hiệu để đảm bảo kinh doanh hiệu quả.
Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) là hình thức kinh doanh thương mại cho phép một cá nhân hoặc tổ chức sử dụng tên thương hiệu, các sản phẩm, công nghệ của bên nhượng quyền trong một thời gian nhất định để thực hiện kinh doanh.
Giá nhượng quyền thương hiệu cần phải có những thỏa thuận cụ thể. Trong đó, người nhượng quyền có thể đòi hỏi một khoản tiền phí và thỏa thuận các điều kiện địa điểm, thời gian sử dụng, quyền sử dụng và các cam kết về chất lượng sản phẩm được cung cấp.
Những điều kiện cần đảm bảo khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu
Điều kiện nhượng quyền thương hiệu có ba yếu tố cần đảm bảo về mặt pháp lý bao gồm: Đăng ký kinh doanh, Đăng ký thương hiệu và được cấp bằng bảo hộ, Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Quá trình nhượng quyền diễn ra thành công cần đồng thời thỏa mãn ba yếu tố này, bởi doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro pháp lý nếu thiếu một trong 3 yếu tố trên.
Đăng ký kinh doanh
Không đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ không có cơ sở quyết định nhượng quyền thương hiệu. Mặt khác, nếu doanh nghiệp đăng ký loại hình kinh doanh như hộ kinh doanh, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân sẽ gây cản trở cho việc mở rộng địa điểm, kêu gọi góp vốn sẽ bị hạn chế
Đăng ký thương hiệu
Một số những lỗi sai cơ bản khi doanh nghiệp thực hiện đăng ký thương hiệu:
- Đăng ký thương hiệu không đúng hạn: Nếu doanh nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu sau khi nộp hồ sơ từ 18 – 24 tháng, thì cá nhân hoặc tổ chức sẽ được Nhà nước công nhận quyến sở hữu với thương hiệu. Lúc này, doanh nghiệp mới có quyền bỏ hoặc sử dụng thương hiệu đó. Việc đăng ký nhãn hiệu không đúng hạn khiến doanh nghiệp phải đối mặt với việc bị đình chỉ nhãn hiệu trước hoặc sau khi nộp hồ sơ về quyền bảo hộ.
- Đăng ký thương hiệu chậm: Việc nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu chậm khiến doanh nghiệp sẽ gặp phải nguy cơ mất thương hiệu. Nếu vẫn muốn sở hữu nhãn hiện đã định, doanh nghiệp chỉ có thể mua lại nhãn hiệu đó từ người đăng ký trước hoặc đăng ký tên thương hiệu mới.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là thước đo sự uy tín của thương hiệu. Có đủ tài liệu pháp lý được cơ quan Nhà nước đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp doanh nghiệp dễ dàng thuyết phục đối tác tin tưởng vào quy trình sản xuất và góp phẩn cải thiện vị thế cạnh tranh hiệu quả.
Thủ tục nhượng quyền thương hiệu
Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại bao gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền theo mẫu của Bộ công thương.
- Bản giới thiệu theo mẫu quy định của Bộ công thương.
- Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhường quyền thương mại.
- Văn bằng bảo bộ quyền sở hữu.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN quy định về thành phần hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (thương hiệu, nhãn hiệu) như sau:
a) 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư này;
b) 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;
c) Bản gốc văn bằng bảo hộ;
d) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;
e) Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);
g) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)”.
Trình tự thực hiện thủ tục
Thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền thương hiệu theo quy định tại Điều 20 Nghị định 35/2006/NĐ-CP:
- Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến Bộ Công thương.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
- Các thời hạn nêu tại khoản này không kể thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
- Sau khi hết thời hạn quy định tại khoản này mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.
Các loại hình nhượng quyền thương hiệu
Kiến thức sau, chúng tôi giới thiệu 4 hình thức nhượng quyền thương hiệu mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Nhượng quyền thương hiệu đầu tư vốn
Đây là hình thức, bên nhượng lại quyền thương hiệu cho bên được nhượng sẽ đầu tư một khoản chi phí cho bên được nhượng. Thông qua hình thức này, bên nhượng quyền sẽ có tiếng nói, kiểm soát cũng như có thêm cơ hội để thâm nhập vào hệ thống mới được nhượng.
Nhượng quyền thương hiệu toàn diện
Nhượng lại toàn diện đồng nghĩa với việc bạn sẽ được nhượng lại toàn bộ, hay nói cách khác là “trọn gói”. Theo hình thức này, bên được nhượng sẽ được cung cấp kế hoạch, chiến lược kinh doanh một cách đầy đủ và chi tiết ở mọi góc độ, khía cạnh từ bên nhượng quyền thương hiệu. Đây là hình thức phổ biến nhất, đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng, đặc biệt trong các ngành đồ ăn, thức uống, các dịch vụ bán lẻ…
Nhượng quyền thương hiệu không toàn diện
Đây là hình thức chỉ chuyển nhượng một mảng nhỏ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như hình ảnh thương hiệu, công thức hay mô hình tiếp thị sản phẩm. Với hình thức này, bên nhượng quyền sẽ không được can thiệp sâu vào quá trình kinh doanh của bên được nhượng. Mục đích cuối cùng của nhượng quyền thương hiệu không toàn diện là tăng doanh thu và tạo ra nhiều sự khác biệt so với các đối thủ.
Nhượng quyền thương hiệu tham gia quản lý
Ngoài việc cung cấp hình thức kinh doanh và thương hiệu, thì hình thức nhượng quyền thương hiệu tham gia quản lý là sẽ cung cấp thêm người quản lý và điều hành cho bên được nhượng quyền, mục đích của hình thức này nhằm giúp bên nhượng có thể giám sát cũng như vận hành kinh doanh một cách dễ dàng hơn.
Ưu và nhược điểm của hình thức nhượng quyền thương hiệu
Dưới đây là một số ưu, nhược điểm khi sử dụng nhượng quyền thương hiệu mà bạn nên biết.
Ưu điểm
- Chất lượng thương hiệu được đảm bảo: chất lượng luôn là yếu tố hàng đầu của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. Chính vì vậy mà hệ thống của chuỗi cửa hàng được nhượng sẽ được giám sát một cách nghiêm ngặt từ quy trình sản xuất đến chuyên môn. Bởi chỉ một bộ phận lỏng lẻo sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống thương hiệu.
- Giảm thiểu nhiều rủi ro: Khi được bên nhượng quyền thương hiệu cung cấp một cách bài bản về hệ thông kinh doanh. Việc cần làm của bạn là dành thời gian để định hình lại thương hiệu. Điều này sẽ giúp cho bạn không phải “hao tâm tổn sức” đi xây dựng từ đầu và sẽ hạn chế được nhiều rủi ro đáng tiếc.
- Quy trình đào tạo được hệ thống hóa: Ngoài được nhượng về thương hiệu, bạn sẽ được hưởng toàn bộ những chương trình đào tạo nhân viên. Nhân viên sẽ được training một cách khoa học, bài bản. Chính điều này sẽ giúp bạn có được một đội ngũ nhân viên được đào tạo chất lượng cao và am hiểu tốt về thương hiệu mà bạn được nhượng.
- Nhận được sự hỗ trợ từ bên nhượng: Bên nhượng quyền thương hiệu sẽ hỗ trợ bạn từ A – Z. Từ việc pháp lý, thiết kế, trình bày đến các chiến lược marketing… mọi thứ đều được bên đơi tác hỗ trợ bạn một cách tối đa.
Nhược điểm
- Quyền điều hành thương hiệu bị hạn chế: Khi sử dụng hình thức kinh doanh này, bạn nhớ rằng mình không sở hữu thương hiệu này mà chỉ đang được phép kinh doanh dưới tên thương hiệu của người khác.Chính vì vậy, nếu bạn không đáp ứng được yêu cầu của bên chủ nhượng thì rủi ro mất hợp đồng nhượng quyền là rất cao và mọi nỗ lực của bạn đều trở nên vô nghĩa.
- Gặp phải sự cạnh tranh trong hệ thống thương hiệu: Để kinh doanh hiệu quả, các chuỗi cửa hàng phải cạnh tranh khốc liệt để có thể đạt doanh thu theo yêu cầu mà bên nhượng đề ra.
- Thiếu tính sáng tạo: Bạn phải áp dụng và làm theo đúng quy trình mà bên nhượng cung cấp. Chính vì vậy, tính sáng tạo trong kinh doanh của bạn sẽ bị hạn chế.
5 hình thức nhượng quyền kinh doanh phổ biến hiện nay
Nhượng quyền sản phẩm
Nhượng quyền sản phẩm (Franchising) là hình thức kinh doanh mà một đơn vị kinh doanh cho phép một cá nhân hoặc một công ty khác sử dụng thương hiệu, sản phẩm và hệ thống kinh doanh của mình để bán hàng. Thường được áp dụng vào nhà sản xuất và đại lý.
Nhượng quyền mô hình kinh doanh
Là một hình thức kinh doanh mà người chủ sở hữu một mô hình kinh doanh chia sẻ quy trình và kinh nghiệm đào tạo với người khác hoặc tổ chức khác để mở rộng mạng lưới kinh doanh.
Trong đó, người nhận nhượng quyền sẽ được phép sử dụng các sản phẩm, quy trình, thương hiệu và hỗ trợ từ chủ sở hữu mô hình kinh doanh để triển khai kinh doanh theo mô hình đã được thử nghiệm và thành công.
Nhượng quyền công việc
Hình thức nhượng quyền công việc phù hợp với những đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ hoặc cá nhân muốn bắt đầu kinh doanh. Những dịch vụ thuộc nhóm nhượng quyền công việc bao gồm: Tổ chức sự kiện, dịch vụ sử chữa lắp đặt, dịch vụ vận chuyển,…
Nhượng quyền đầu tư
Nhượng quyền đầu tư là một mô hình kinh doanh mà công ty chủ sở hữu cho phép bên nhận nhượng quyền sử dụng tên thương hiệu, sản phẩm, quy trình, công nghệ và hệ thống kinh doanh của công ty để mở một cửa hàng hoặc chi nhánh tại một địa điểm khác.
Nhượng quyền chuyển đổi
Là hình thức kinh doanh mà bên nhận nhượng quyền sẽ tiếp quản những đơn vị hoặc cửa hàng đang hoạt động tốt từ bên nhượng quyền. Bên nhận nhượng quyền sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý và đầu tư.
Nhượng quyền chuyển đổi thích hợp với doanh nghiệp có hệ thống chi nhánh hoạt động mạnh mẽ.
Một số lưu ý khi mua nhượng quyền thương hiệu
Chúng tôi sẽ đưa ra những “bật mí” giúp bạn mua nhượng quyền thương hiệu hiệu quả và thành công cho doanh nghiệp của bạn.
Nghiên cứu thị trường
Trước khi mua thương hiệu, việc đầu tiên bạn cần làm là phải nghiên cứu thị trường. Điều này sẽ giúp bạn biết được đâu là thương hiệu đang được ưa chuộng, có tiềm năng để phát triển và xứng đáng bỏ chi phí ra mua để đầu tư.
Chi phí phát sinh
Sau khi nghiên cứu thị trường, thì bước tiếp theo bạn cần phải lưu ý đến chi phí phát sinh. Ngoài các phí cố định, thì trong quá trình mua thương hiệu sẽ phát sinh rất nhiều chi phí khác như: sửa chữa, trang trí, nguyên vật liệu,… Bạn phải đảm bảo rằng, doanh thu phải đủ để chi trả các chi phí sinh này và phí trả phần trăm cho bên nhượng thương hiệu.
Tính pháp lý trong hợp đồng
Tính pháp lý trong hợp đồng chuyển nhượng thương hiệu bao gồm các quyền lợi và điều khoản đi kèm. Hai bên sẽ nhờ đến sự tham gia của pháp luật. Hãy chắc chắn rằng thương hiệu mà bạn mua đã được đăng ký và được pháp luật bảo hộ.
Rủi ro khi cạnh tranh với cửa hàng khác
Đây là một trong những vấn đề mà bên được nhượng quyền vô cùng lo lắng. Các cửa hàng được nhượng sẽ xảy ra những tình trạng “bằng mặt mà không bằng lòng” khi gặp những phát sinh trong hoạt động kinh doanh, điều này dẫn đến việc cần một cửa hàng xảy ra lỗi, thì các cơ sở khác cũng sẽ bị vạ lây theo.
Trên đây là toàn bộ kiến thức về “nhượng quyền thương hiệu là gì” và ưu nhược điểm cũng như một số lưu ý khi mua nhượng quyền thương hiệu. Qua bài viết đã chia sẻ, sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn cho mình một thương hiệu phù hợp đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Triển khai SEO & Inbound Marketing giúp thu hút 10.000++ khách hàng mỗi tháng bền vững
Inbound Marketing là một chiến lược tiếp thị hai chiều nhắm đến khách hàng tiềm năng bằng cách tự mình cung cấp thông tin hữu ích thông qua các phương pháp viết nội dung, tương tác trên các mạng xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, chiến lược content marketing hiện đại…
Khách hàng sẽ tìm đến thương hiệu khi họ có nhu cầu thông qua bộ máy tìm kiếm nào đó như Google, Facebook, Bings bằng các bài viết SEO, những bản tin đăng ký, từ khóa, livestream, hội thảo trên web,sách điện tử, ứng dụng. Cũng như họ có thể nhìn thấy thương hiệu thông qua các trang Fanpage, Youtube, Zalo, TikTok… khi phân phối nội dung, và các khách hàng tiềm năng chia sẻ và tương tác với thương hiệu trên các nền tảng trực tuyến. Ưu điểm tuyệt vời của Inbound marketing là những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp không hề làm phiền đến khách hàng như chiến lược tiếp thị truyền thống.
ONESE – Nhà Máy Sản Xuất Nội Dung Chuyển Đổi Bán Hàng & SEO 4.0 – giúp doanh nghiệp bạn tối ưu trang web, sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên các kênh truyền thông phù hợp. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với thứ hạng từ khóa được xếp hạng cao và nội dung chuyển đổi mua hàng tăng trưởng liên tục.
ONESE Digital Marketing
Điện thoại: 028 6292 1313
Nguồn tham khảo: Bizfly
Bài viết Khái niệm và lưu ý khi nhượng quyền thương hiệu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Inbound Marketing Agency - ONESE Holdings.
source https://inboundmarketing.vn/khai-niem-va-luu-y-khi-nhuong-quyen-thuong-hieu/
Nhận xét
Đăng nhận xét